Thứ sáu 22/11/2024 10:13

EVNSPC bắt tay hợp tác Viettel thúc đẩy chuyển đổi số ngành điện miền Nam

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) bắt tay với Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel, thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số tổng thể cho ngành Điện.

Nhằm tăng cường thực hiện các hoạt động chuyển đổi số tổng thể cho ngành Điện, ngày 20/10 tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Điện lực miền Nam và Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel đã ký kết hợp tác chiến lược. Sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng, đồng thời khẳng định quyết tâm đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số toàn diện của ngành Điện miền Nam.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Tổng công ty Điện lực miền Nam và Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel

Theo thảo thuận hợp tác chiến lược, Viettel sẽ thực hiện tư vấn, đánh giá kiến trúc và xây dựng các giải pháp chuyển đổi số trong các lĩnh vực: Kinh doanh và dịch vụ khách hàng; hạ tầng số và ứng dụng công nghệ trong vận hành khai thác hệ thống; trong công tác khai thác dữ liệu lớn. Cũng như xây dựng hệ thống an toàn thông tin và nâng cao kỹ năng số cho Điện lực Miền Nam.

Trong khi đó, Tổng công ty Điện lực miền Nam sẽ nghiên cứu, phối hợp và xem xét sử dụng các giải pháp, dịch vụ an toàn thông tin của Viettel để đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho hệ thống thông tin (IT) của đơn vị trong điều kiện phù hợp với nhu cầu của ngành điện.

Bên cạnh đó, hai bên phối hợp trong việc nghiên cứu phương án nhằm đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống thiết bị điều khiển công nghiệp, thiết bị IoT (Internet vạn vật) Theo đó, Điện lực miền Nam hỗ trợ tạo điều kiện cho Viettel tiếp cận và cung cấp các thông tin phục vụ công tác nghiên cứu. Từ đó Viettel có thể đề xuất các biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống, thiết bị của hệ thống điều khiển công nghiệp, thiết bị IoT trong phạm vi ngành điện có nhu cầu.

Ngoài ra, Điện lực miền Nam và Viettel cùng hợp tác triển khai các nhóm nghiên cứu các giải pháp giúp tìm ra phương án để tăng cường kỹ năng số, thay đổi cách thức vận hành, làm việc như: Số hóa, tự động hóa quy trình làm việc sử dụng một số giải pháp, công nghệ như: OCR (Optical Character Recognition), RPA (Robotics Process Automation), AI (Artificial Intelligence)... giúp giảm bớt các thao tác lặp đi lặp lại nhiều lần. Đồng thời, sử dụng các công nghệ, thuật toán để phân tích hướng đến việc tối ưu hóa, tối giản hóa đến mức thấp nhất các quy trình làm việc…

Được biết trong thời gian qua, Viettel và Tổng công ty Điện lực miền Nam đã triển khai nhiều dự án trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và dịch vụ khách hàng (Data Mining Platform, Recloser.One, Ami.One, Bulk SMS…). Từ những kết quả đạt được, các giải pháp chuyển đổi số được Viettel nghiên cứu, tư vấn và “may đo” theo nhu cầu thực tế và đặc thù của tổng công ty.

Ông Đoàn Đại Phong - Phó Tổng giám đốc Viettel Solutions - cho biết: Việc ký kết hợp tác với Tổng công ty Điện lực miền Nam giai đoạn 2022-2027 trong 5 lĩnh vực quan trọng, nhằm phối hợp và hỗ trợ Điện lực miền Nam trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025.

Ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Miền Nam, tin tưởng việc ký kết thỏa thuận hợp tác này không chỉ mang đến lợi ích cho 2 bên mà còn mạng lại lợi ích to lớn cho người dân

“Tận dụng những lợi thế sẵn có của từng đơn vị, trong thời gian tới Viettel sẽ đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới và hiện đại nhất như: giải pháp triển khai các mô hình hạ tầng dữ liệu và điện toán đám mây với cơ chế bảo mật, an toàn phù hợp. Qua đó, giúp ngành điện triển khai nhanh các hệ thống, giải pháp và tối ưu chi phí, đồng thời chia sẻ các kinh nghiệm chuyển đổi từ hạ tầng dữ liệu vật lý truyền thống sang nền tảng điện toán đám mây phù hợp với Tổng công ty Điện lực miền Nam” - ông Đoàn Đại Phong nhấn mạnh.

Đánh giá về công tác chuyển đổi số của đơn vị thời gian qua, ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Miền Nam - cho biết : Tổng công ty cơ bản hoàn thành chuyển đổi số vào cuối năm 2022 và trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025, theo hướng các hoạt động của tổng công ty được số hóa, các hoạt động chưa tự động thành tự động. Trong đó, ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng dịch vụ, năng suất lao động và năng lực quản trị.

Tính đến nay, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã hoàn thành trên 97% khối lượng thực hiện trên 5 lĩnh vực. Đặt biệt, kết nối với các hệ thống quốc gia: Tổng công ty đã hoàn thành kết nối kỹ thuật tích hợp dịch vụ xác thực và chia sẻ thông tin công dân bằng số căn cước công dân, chứng minh nhân dân với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Đơn vị cũng hoàn thành thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối tới hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Cũng như, kết nối liên thông trục hệ thống văn bản điện tử nội bộ với trục liên thông văn bản Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước với doanh nghiệp và sẳn sàng hạ tầng để kết nối với UBND các tỉnh, thành phố phía Nam theo kế hoạch.

Bên cạnh đó, ngành Điện miền Nam cũng kết nối với Tổng cục thuế và trên 28 ngân hàng, tổ chức thanh toán để triển khai dịch vụ hóa đơn điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó, giúp khách hàng thuận tiện trong các hoạt động kết nối với ngành điện và tham gia quá trình thúc đẩy phát triển xã hội số theo chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Kết nối liên thông trục hệ thống văn bản điện tử nội bộ với trục liên thông văn bản Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước với doanh nghiệp và sẳn sàng hạ tầng để kết nối với UBND các tỉnh thành phố phía Nam theo kế hoạch.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (Bài 4)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (Bài 3)

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh