Thứ hai 25/11/2024 22:02

EVN và TKV thống nhất phương án cung cấp đủ than cho sản xuất điện

Ngày 23/4, tại Quảng Ninh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã họp trao đổi nội dung hợp tác và ký biên bản phối hợp đảm bảo cung ứng than cho sản xuất điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực, Vụ Dầu khí và Than- Bộ Công Thương.

Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) tại buổi làm việc giữa TKV và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 23/4/2022, đầu năm 2022, nhu cầu than tiêu thụ trong nước tăng rất cao. Trong khi đó, điều kiện sản xuất khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, thách thức do nguy cơ thiếu hụt lao động vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19. Cùng với đó, bất ổn chính trị do xung đột giữa Nga và Ukraine dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng năng lượng thế giới, đẩy giá xăng dầu, sắt thép… và các chi phí đầu vào tăng cao, làm chi phí sản xuất than tăng…

EVN và TKV họp bàn thống nhất phương án đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện

Được biết, để đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) theo Hợp đồng đã ký, bình quân mỗi quý còn lại cho điện vào khoảng 9,7-10 triệu tấn/quý. Tuy nhiên, TKV có thể cung cấp tới 11 triệu tấn/quý, cả năm có thể tăng thêm 4 triệu tấn. Theo ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV đánh giá: Để có thể đạt mục tiêu này, TKV huy động tổng thể nguồn lực trong và ngoài Tập đoàn để gia tăng sản xuất, chế biến, không để đứt gãy chuỗi sản xuất của từng đơn vị, của vùng và Tập đoàn nói chung.

Hiện than tồn kho của TKV được huy động tối đa, tăng cường chế biến tại mỏ để nâng phẩm cấp, bù đắp nguồn than thiếu hụt. Đồng thời, có kế hoạch điều chỉnh phẩm cấp phù hợp theo từng tháng. Đặc biệt là,đẩy mạnh nhập khẩu than khi thị trường “hạ nhiệt”. Hiện TKV đã xây dựng kế hoạch nhập khẩu than 6 tháng đầu năm là 2,8 triệu tấn và 6 tháng còn lại khoảng 2 triệu tấn.

Theo ông Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN, hiện nhu cầu điện ngày càng tăng cao, trong khi giá nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là giá than tăng cao gây khó khăn cho việc sản xuất điện. Để đảm bảo an toàn an ninh năng lượng quốc gia, 2 bên cam kết phối hợp tốt hơn nữa để đảm bảo cho các nhà máy nhiệt điện hoạt động đúng công suất, đảm bảo nguyên liệu đầu vào, cũng như việc cung ứng, mua bán điện của Tập đoàn TKV.

Tập đoàn EVN cam kết năm 2022 đảm bảo đủ điện cho sản xuất, phát triển kinh tế. Đồng thời, phối hợp tốt với các đơn vị liên quan, đảm bảo theo đúng thỏa thuận hợp tác đã ký kết”. – Ông Thành khẳng định.

TKV và EVN ký kết thỏa thuận hợp tác cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện thuộc EVN

Ông Đặng Thanh Hải – Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV cho biết Tập đoàn TKV đảm bảo trong quý II/2022 sẽ cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn EVN 5,1 triệu tấn than, vượt con số đã đề xuất của Tập đoàn EVN (là 4,8 triệu tấn). Trong các quý sau, hai bên sẽ tiếp tục phối hợp và để đưa ra con số phù hợp. “Trong tháng 7, tháng 8, khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao sẽ vẫn đảm bảo cung cấp than cho ngành điện, đảm bảo vận hành cho các nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn EVN” – Ông Hải khẳng định.

Tham dự tại buổi ký kết, ông Nguyễn Long Hải - Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đánh giá cao sự thống nhất giữa 2 tập đoàn, qua buổi làm việc khẳng định vai trò, vị trí của tập đoàn nhà nước trong điều tiết kinh tế đất nước. Đồng thời, mong rằng sự phối hợp giữa hai Tập đoàn sẽ tiếp tục hiệu quả hơn nữa, đồng thời, có thêm nhiều giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng