Thứ hai 23/12/2024 12:48

EVN sắp tiếp nhận hai nhà máy điện khí BOT

Sau khi hết hạn hợp đồng BOT, Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2 sẽ được chuyển giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp nhận và quản lý.

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã thay mặt Thủ tướng ký văn bản gửi Bộ Công Thương và Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc chuyển giao Nhà máy điện BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao EVN tiếp nhận, vận hành, kinh doanh, bảo trì và bảo quản các nhà máy điện: BOT Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2. Còn Bộ Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung báo cáo, đề xuất, bảo đảm đúng quy định pháp luật, đúng thẩm quyền.

Theo đó, Bộ Công Thương phối hợp với EVN và các cơ quan liên quan thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận các nhà máy điện trên theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm hai nhà máy vận hành liên tục, hiệu quả.

Hai nhà máy điện khítại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là các dự án do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thực hiện từ năm 2001.

Cụ thể, Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 (Bà Rịa - Vũng Tàu) chủ đầu tư là Sembcorp, Kyuden International Corporation và Sojitz Corporation. Nhà máy có công suất hợp đồng 716,8 MW. Bộ hợp đồng dự án và hợp đồng BOT được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) ký với chủ đầu tư/công ty BOT vào ngày 22/5/2001.

Nhà máy bắt đầu vận hành thương mại từ 1/3/2004 với thời hạn 20 năm và được chuyển giao không bồi hoàn cho phía Việt Nam vào ngày 1/3/2024 sau khi kết thúc thời hạn theo hợp đồng.

Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2.2 do các công ty EDFI, Summit Global Management II B.V và TEPCI là chủ đầu tư với công suất 715 MW. Hợp đồng BOT ký ngày 18/9/2001 và vận hành năm 2005. Ngày 4/2/2025 là đến hạn chuyển giao cho phía Việt Nam sau khi hết 20 năm hợp đồng.

Trước đó, Bộ Công Thương có văn bản gửi Thủ tướng về chuyển giao nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2 sau khi hết thời hạn hợp đồng BOT.

Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng đồng ý chủ trương giao EVN tiếp nhận, quản lý, vận hành, kinh doanh, bảo trì công trình nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 sau chuyển giao.

Ngoài ra, Bộ đề xuất giao EVN chuẩn bị nhân sự, nguồn lực cần thiết và kinh phí có liên quan để chuẩn bị cho kế hoạch nhận chuyển giao, tiếp nhận các nhà máy và tham gia vào các bước chuẩn bị tiếp nhận các nhà máy cùng Bộ Công Thương và các bộ ngành.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất