Thứ sáu 22/11/2024 05:38

Dùng hàng nội địa: Trông người ngẫm ta

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ trương lớn, đúng đắn hiện đã được sự ủng hộ của người dân. Nhưng không thể phủ nhận rằng, tâm lý “sính hàng ngoại” vẫn còn tồn tại ở không ít người Việt.

Để người dân có ý thức về dùng hàng nội địa, cần sự giáo dục xuyên suốt, hình thành “nếp” nghĩ đối với mỗi người ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Nhìn sang một số nước, như Hàn Quốc, ý thức ưu tiên dùng hàng trong nước được thể hiện từ việc người dân sử dụng những đồ dùng “có giá trị” như ôtô, đến điện thoại, hay những bộ quần áo mặc hàng ngày. Trên đường phố Hàn Quốc, dễ nhận thấy đa số xe hơi lưu thông do trong nước sản xuất. Thậm chí, người dân Hàn Quốc còn được tặng không điện thoại do các hãng trong nước sản xuất để kích thích sản xuất, với một số ràng buộc về cước phí và thời gian sử dụng nhất định.

Một điều ấn tượng đối với tôi khi đặt chân đến xứ sở kim chi, đó là cách Chính phủ Hàn Quốc tập trung sức mua của du khách vào hàng hóa do nước họ sản xuất. Tại Trung tâm miễn thuế quốc gia ngay tại Seoul ngập tràn các gian mỹ phẩm- cũng là một trong những thế mạnh về ngành công nghiệp mỹ phẩm của Hàn Quốc, hòa lẫn các gian hàng mỹ phẩm quốc tế. Tuy nhiên, ngay trước khi đặt chân vào gian trưng bày, mua sắm, chúng tôi đã được hướng dẫn viên khuyến cáo: Nếu mua hàng hóa sản xuất tại Hàn Quốc, du khách sẽ được nhận ngay sản phẩm tại các quầy. Với những sản phẩm từ ngoài nước sản xuất, mặc dù thanh toán ngay tại đây, nhưng phải ra sân bay mới được nhận hàng. Lý do, theo giải thích của hướng dẫn viên, đó là để tránh người mua hàng không đem hàng hóa xuất cảnh mà “ăn” phần chênh lệch do không phải chịu thuế. Và thế là, theo quan sát của chúng tôi, lượng người mua mỹ phẩm từ các nước Nhật, Anh, Mỹ dù rất nổi tiếng như Lancome, Dior, Esteelauder… rất ít. Trong khi đó các quầy mỹ phẩm Hàn Quốc như The Face shop, Body shop… nườm nượp người mua. Bởi lẽ, theo chị Đinh Huệ (Cầu Giấy, Hà Nội), ra sân bay làm thủ tục nhận đồ rất phiền phức, “phải qua mấy khâu đóng dấu trước khi xuất cảnh và qua cửa kiểm tra mới được nhận đồ”, nên dù thích một lọ nước hoa Dior, nhưng sau một hồi đắn đo lựa chọn chị cũng từ bỏ ý định.

Nhưng, cũng không thể phủ nhận được rằng, để lôi kéo được trước tiên là người dân, sau là du khách, lựa chọn sản phẩm do đất nước mình sản xuất, Hàn Quốc đã “có tiếng” về những sản phẩm có chất lượng, uy tín; không chỉ về ngành hóa mỹ phẩm, thời trang mà cả những sản phẩm công nghiệp chất lượng.

Để kích thích tiêu dùng hàng nội, mỗi DN phải tự ý thức trách nhiệm về sản phẩm của mình, thì mới được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Hải Long

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW về cách mạng 4.0: Các địa phương đã đạt được thành tựu gì?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?