Thứ năm 10/04/2025 20:11

Du lịch Cửa Lò năm 2024: “Cửa Lò – khát vọng tỏa sáng”

Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 với chủ đề “Cửa Lò- khát vọng tỏa sáng” được tổ chức nhằm quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người xứ Nghệ.

Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 với chủ đề “Cửa Lò – khát vọng tỏa sáng” được tỉnh Nghệ An khai mạc vào tối 18/4/2024 tại quảng trường Bình Minh; sự kiện này nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhằm quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người xứ Nghệ đến du khách trong nước và quốc tế, mở đầu cho năm du lịch theo hướng lễ hội văn hóa dân gian, truyền thống với các đặc trưng riêng biệt của phố biển Cửa Lò xứ Nghệ.

Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 được khai mạc với chủ đề “Cửa Lò – khát vọng tỏa sáng”. (Ảnh: Kim Oanh)

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định; Nghệ An với danh xưng hơn 990 năm, tự hào từng là vùng đất "phên dậu", "trọng trấn" của quốc gia, nơi có bề dày truyền thống yêu nước, vọng vang hào khí cách mạng, nơi hội tụ nhiều giá trị lịch sử văn hóa đậm đà bản sắc. Mảnh đất này có hơn 2.600 di tích, trong đó có 06 di tích quốc gia đặc biệt, 135 di tích Quốc gia, hơn 500 di sản văn hoá phi vật thể, với 01 di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, 09 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Nghệ An, mảnh đất “gió Lào, cát trắng” cũng may mắn được bù đắp bởi khung cảnh non nước hữu tình, nơi có núi, có sông, có rừng, có biển, hoà quyện với nhau tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú “như tranh họa đồ”, say đắm lòng người. Đến với Nghệ An, du khách sẽ được thấy, được nghe, được khám phá những nét hấp dẫn, đa dạng từ thiên nhiên, lịch sử, văn hoá và con người xứ Nghệ hòa quyện để tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp của miền quê thấm đẫm tình người.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Tỉnh ủy đánh trống khai hội tại Lễ khai mạc du lịch Cửa Lò năm 2024. (Ảnh: Kim Oanh)

Trong bức tranh nhiều sắc màu ấy của Nghệ An, Cửa Lò nổi lên đầy sức sống, năng động của một đô thị du lịch biển được ví là ‘viên ngọc xanh xứ Nghệ’. Trải qua 117 năm hình thành địa danh du lịch và 30 năm xây dựng phát triển, thị xã Cửa Lò đang từng bước chuyển mình, mang dáng vóc của đô thị du lịch biển sầm uất, một địa chỉ nghỉ dưỡng trải nghiệm lý tưởng, hấp dẫn với hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng cho hơn 3 vạn lượt khách lưu trú ngày đêm; là điểm kết nối thuận lợi với các điểm du lịch của 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, thông qua con đường chiến lược ven biển mà cầu Cửa Hội nối đôi bờ sông Lam là điểm nhấn.

Về với Cửa Lò, du khách về với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, tình đất, tình người và bề dày lịch sử - văn hóa của người dân xứ Nghệ vốn cần cù, thân thiện và mến khách. Du khách sẽ được sống với một Cửa Lò vừa truyền thống, tinh tế nhưng không kém phần trẻ trung, hiện đại, luôn mở rộng vòng tay đón bạn bè muôn nơi. Đặc biệt hơn khi về với Cửa Lò, du khách được chiêm ngưỡng nét văn hóa biển nổi bật kết hợp với văn hóa bản địa đặc trưng còn được lưu giữ, bảo tồn.

Hoạt cảnh múa hát “Hội đền Yên Lương". (Ảnh: Kim Oanh)

Trong đó, có lễ hội Đền Yên Lương vinh dự được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là lễ hội dân gian gắn với tín ngưỡng thờ Tứ Vị Thánh Nương và các vị phúc thần của cư dân ven biển, là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc nhất của Nghệ An thể hiện được nhiều yếu tố riêng có của văn hóa vùng biển, được lưu truyền qua hàng trăm năm. Lễ hội là dịp để nhân dân thực hành những nghi thức liên quan đến nghề nghiệp, cầu mong sự linh ứng của các vị thần phù hộ cho nhân dân cuộc sống an bình, thịnh vượng, mùa màng bội thu.

Phó cục trưởng Cục di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL Nông Quốc Thành và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long trao Bằng công nhận di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia cho Lễ hội đền Yên Lương. (Ảnh: Kim Oanh)

Lễ hội Đền Yên Lương được tổ chức từ ngày 14-16 tháng 6 âm lịch hàng năm cũng là cơ hội giới thiệu, quảng bá về tiềm năng du lịch Cửa Lò, giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá, những nét đẹp về phong tục tập quán, mảnh đất con người nơi đây. Lễ hội đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, hòa cùng vẻ đẹp của thiên nhiên và xôn xao trên bến dưới thuyền đã làm nên một Cửa Lò rất riêng.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc được biểu diễn tại chương trình. (Ảnh: Kim Oanh)

“Lễ hội Du lịch Cửa Lò năm 2024, được tổ chức đúng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương, càng làm long trọng thêm giá trị của Lễ khai mạc ngày hôm nay. Chúng ta tự hào là con Rồng - cháu Tiên, là con cháu của các vị vua Hùng - đã gây dựng nên đất nước Văn Lang, Âu Lạc - và đánh thắng giặc ngoại xâm - đặt nền móng cho nước Việt Nam hùng cường ngày nay. Chính quyền và nhân dân Nghệ An quyết tâm bứt phá, vươn lên xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá như Bác Hồ mong muốn. Hãy về với biển Cửa Lò để được trải nghiệm và nhân lên tình yêu biển đảo thiêng liêng; được khám phá, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của xứ Nghệ, của dân tộc Việt Nam” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long nhấn mạnh.

Tạo hình nghệ thuật sử dụng máy bay không người lái tại Lễ khai mạc du lịch biển Cửa Lò 2024. (Ảnh: Kim Oanh)

Sau lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật đặc biệt được dàn dựng công phu và hoành tráng với gần 300 diễn viên tham gia. Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng” có 3 phần: Phần 1: Về với Nghệ An; phần 2: Sắc mới Cửa Lò; phần 3: Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng.

Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Gấp rút chuẩn bị cho 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nghệ An: AI giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Thủy điện Hồi Xuân: Hoang lạnh trên dòng sông Mã

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 11/4 đến 13/4/2025

Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đề xuất dừng chặt cây, lấy đất làm Nhà máy rác Côn Đảo

Hậu Giang cam kết khởi công Khu công nghệ số trước 30/6

Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Huyện Nhơn Trạch thay đổi ra sao nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Hành trình 60 năm cho nguồn nhân lực thương mại dịch vụ

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Quảng Ngãi: Chật vật giữ nghề ủ giá bằng cát sông Trà Khúc

Sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh: Phá vỡ ‘ranh giới’ liên kết vùng

Tỉnh nào từng được hình thành từ Bình Thuận và Ninh Thuận?

Hải quan khu vực II chủ động ứng phó 'bão' thuế quan

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp bị đề nghị thu hồi đăng ký kinh doanh

Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu còn bao nhiêu xã nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?