Thứ hai 25/11/2024 18:43

Đổi mới sáng tạo trong giáo dục: Không nóng vội mà phải từng bước cơ bản

Đổi mới sáng tạo trong giáo dục đã được các nhà khoa học đưa ra thảo luận tại Hội thảo quốc tế về đổi mới sáng tạo vừa được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Đổi mới sáng tạo trong giáo dục không được nóng vội mà phải từng bước cơ bản. Đó là lời chia sẻ của GS.TS. Nguyễn Hữu Đức - Nguyên Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, phát biểu bên lề hội thảo Quốc tế về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững năm 2023, do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp Hội nghiên biên tập công trình khoa học và công nghệ Việt Nam tổ chức.

GS.TS. Nguyễn Hữu Đức phát biểu tại Hội thảo quốc tế về Đổi mới sáng tạo 2023

Đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học: Phải bắt đầu hình thành từ văn hóa

Giáo dục đại học Việt Nam đang tiếp cận đổi mới sáng tạo, giúp các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng 4.0, từng bước trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và đóng góp vài sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo GS.TS. Nguyễn Hữu Đức, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu, do đó việc tiếp cận không nên nóng vội mà phải đi từng bước cơ bản, cần được xác định và tuyên bố trong sứ mệnh và tầm nhìn.

Cụ thể GS.TS Nguyễn Hữu Đức cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo, quán triệt và tạo cảm hứng từ lãnh đạo, giảng viên đến cán bộ nhân viên và sinh viên.

Ví dụ như tại ĐH Nguyễn Tất Thành và một số trường đại học khác, đổi mới sáng tạo được Nhà trường tuyên bố rõ trong Chiến lược phát triển Trường ĐH Nguyễn Tất Thành giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035, hướng đến trở thành trường đại học đổi mới sáng tạo, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao.

Theo TS. Trần Ái Cầm - Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thực tế từ công tác đào tạo đến nghiên cứu khoa học, Nhà trường thấy rõ được tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo trong giáo dục đối với một cơ sở giáo dục đại học, nên luôn chú trọng đầu tư, phát triển, thay đổi về mặt chiến lược cũng như tầm nhìn, nhận thức và tư duy của đội ngũ lãnh đạo, giảng viên và sinh viên.

Ngay từ năm 2016, ĐH Nguyễn Tất Thành đã thành lập Trung tâm Ươm tạo và Sáng tạo khởi nghiệp (NIIC) với mục tiêu là nơi ươm tạo, hỗ trợ những dự án khởi nghiệp của giảng viên và sinh viên. Đồng thời đưa môn khởi nghiệp, tư duy sáng tạo vào giảng dạy bắt buộc ở tất cả 52 chương trình đào tạo.

Ngoài ra ĐH Nguyễn Tất Thành còn thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo về khởi nghiệp từ đó hướng đến mục tiêu cuối là hình thành nên hệ sinh thái khởi nghiệp.

GS.TSKH.NGND. Bành Tiến Long - Chủ tịch Hội nghiên biên tập công trình khoa học và công nghệ Việt Nam nhận định, việc kết nối giữa cơ sở giáo dục đại học với các trung tâm nghiên cứu luôn xảy ra nhiều vấn đề, trong đó không chỉ là công tác tổ chức mà còn là đội ngũ nhà khoa học. GS. Long cho biết, trong thời gian tới, Hội nghiên biên tập công trình khoa học và công nghệ Việt Nam và ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ phối hợp thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh để tạo ra những công nghệ lõi, công nghệ nền. Từ đó, đưa các sản phẩm của đổi mới sáng tạo trở thành sản phẩm quốc gia.

Đánh giá những bước đi chiến lược của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, GS.TS. Nguyễn Hữu Đức cho rằng ĐH Nguyễn Tất Thành đã chọn hướng đi “khôn ngoan” trong giai đoạn phát triển mới.

“Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã thay đổi chương trình đào tạo, đưa rất nhiều môn học định hướng đổi mới sáng tạo vào giảng dạy, thành lập các trung tâm nghiên cứu. Điều này rất cân đối, cân bằng giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng” - GS. Đức nhấn mạnh.

Đổi mới sáng tạo gắn liền với phát triển bền vững

Hội thảo thu hút gần 350 bài viết tóm tắt đăng ký đến từ 17 quốc gia về nội dung đổi mới sáng tạo ở các lĩnh vực

Theo các chuyên gia giáo dục, đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững như hai mặt của một tờ giấy, luôn luôn phát triển song hành cùng nhau. Chính vì thế, Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững (ESD) cũng được Liên Hợp Quốc đưa vào 17 mục tiêu phát triển bền vững, với mục tiêu kêu gọi đảm bảo rằng mọi người đều có được kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy phát triển bền vững trên nhiều cấp độ.

GS. Korakod Nusit - Naresuan University (Thái Lan) cho rằng, đổi mới sáng tạo rất quan trọng cho sự phát triển bền vững ở trường đại học. Ông cho biết, các trường học ở Thái Lan luôn khuyến khích các học sinh, sinh viên đưa các ý tưởng, sản phẩm của đổi mới sáng tạo ứng dụng vào đời sống thực tiễn.

Chính vì lẽ đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đang hướng đến thực hiện các mục tiêu trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đồng thời theo đuổi bảng xếp hạng THE Impact Rankings về các vấn đề phát triển bền vững.

TS. Trần Ái Cầm cho biết, trong chiến lược phát triển giai đoạn 2020 -2025 và tầm nhìn đến 2035, ĐH Nguyễn Tất Thành định hướng mô hình đổi mới sáng tạo, chiến lược quốc tế hóa và chất lượng là nền tảng cốt lõi để phát triển bền vững. Trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, nhiều mục tiêu được Nhà trường chú trọng thực hiện như: Sức khỏe và có cuộc sống tốt; Giáo dục có chất lượng; Bình đẳng giới; Nước sạch và vệ sinh; Quan hệ đối tác vì các mục tiêu; …

GS. Nguyễn Hữu Đức nhận định, việc thực hiện các mục tiêu trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp Quốc sẽ giúp Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nói riêng và các cơ sở giáo dục đại học nói chung phát triển bền vững, tiếp đến là giúp xã hội, đất nước bền vững. Đặc biệt, hình thành thế hệ sinh viên có tinh thần, thái độ phục vụ cộng đồng, xây dựng xã hội tốt đẹp.

Hội thảo quốc tế về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững năm 2023 do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp Hội nghiên biên tập công trình khoa học và công nghệ Việt Nam tổ chức trong 2 ngày 25-26/8.

Hội thảo thu hút gần 350 bài viết tóm tắt đăng ký đến từ 17 quốc gia như: Mỹ, Malaysia, Nga, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, …. Trong đó, có 282 tóm tắt đã được chấp nhận đăng trong kỷ yếu với 04 nhóm chủ đề chính: Đổi mới sáng tạo trong khoa học đời sống và vật liệu thông minh; Đổi mới sáng tạo trong nâng cao sản xuất và kỹ thuật công nghiệp; Đổi mới sáng tạo trong kinh tế chia sẻ và khoa học bền vững; Đổi mới sáng tạo trong khoa học giáo dục và bảo đảm chất lượng.

Nga Nguyễn
Bài viết cùng chủ đề: Đổi mới sáng tạo

Tin cùng chuyên mục

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Cô giáo 20 năm 'trồng người' nơi sóng nước cực Nam Tổ quốc

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập