Thứ ba 26/11/2024 20:57
Người Mông Tả Văn Chư

Đổi đời từ trồng mận tả van công nghệ cao

Xã vùng cao Tả Văn Chư là thủ phủ của cây mận tả van ở Bắc Hà. Chính vì vậy, xã Tả Văn Chư xác định, nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây mận tả van là mũi nhọn xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc Mông địa phương.
Mô hình trồng mận tả van công nghệ cao được anh Tráng Seo Đại áp dụng

Trồng mận mô hình công nghệ cao

Những năm trước, mặc dù chưa có dự án đầu tư, song với hiệu quả của cây mận này, phát huy nội lực, xã Tả Văn Chư vận động người dân cải tạo, đốn tỉa, tiếp tục trồng mới 12 héc-ta cây mận tả van chủ yếu tập trung ở thôn Sừ Mừn Khang, Lả Gì Thàng và thôn Xà Ván, nâng tổng diện tích cây mận tả van toàn xã lên trên 25 héc-ta.

Hưởng ứng chủ trương của xã, nhiều hộ dân đã tích cực triển khai việc cải tạo và trồng mới cây mận tả van. Từ cây mận, nhiều hộ có thu nhập cao từ 10 - 20 triệu đồng/vụ. Điển hình như hộ ông Sùng Seo Trư ở thôn Sừ Mừn Khang, hộ ông Vàng Tráng Pao ở thôn Xà Ván... Đặc biệt phải kể đến tấm gương đảng viên trẻ Tráng Seo Đại ở thôn Tả Văn Chư, xã Tả Văn Chư. Gia đình anh có hơn 4 cây mận tả van từ 8 - 15 năm tuổi. Nhờ cải tạo, đốn tỉa cành, chăm sóc tốt, mỗi năm thu bán mận tả van cho thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng. Đầu năm 2017, mặc dù thôn Tả Văn Chư không được hưởng dự án song anh Đại vẫn xin tham gia lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình, tự đầu tư mua phân bón, giống để trồng mới 100 gốc mận tả van theo mô hình công nghệ cao. Anh Đại cho biết: “Cuối năm 2017 và đầu năm 2018, gia đình mình vay vốn đầu tư trồng tiếp 1.000 gốc mận tả van, đến năm 2020, phấn đấu trồng mới 3.000 hốc mận. Giống mận này đòi hỏi công chăm sóc lâu dài từ 5 - 6 năm mới cho thu hoạch bởi vậy cần kiên trì, lấy ngắn nuôi dài. Bản thân gia đình tôi và nhiều hộ dân ở đây có nhu cầu phát triển cây mận này song khó khăn về vốn, nguồn cung ứng giống mận tả van chất lượng cao, mong nhà nước có dự án hỗ trợ”.

Mũi nhọn xóa đói, giảm nghèo

Mận tả van được hái từ sáng sớm để đảm bảo độ tươi, ngon

Xác định cây mận tả van là mũi nhọn xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của bà con nông dân người Mông địa phương, thời gian gần đây, xã Tả Văn Chư đã chú trọng huy động nguồn lực đầu tư của nhà nước, các cấp, các ngành để triển khai chương trình phục tráng, cải tạo, áp dụng công nghệ cao trồng mới, phát triển diện tích, nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây mận tả van.

Ông Tráng Ba Điện - Chủ tịch UBND xã Tả Văn Chư cho biết, từ nguồn vốn đầu tư 450 triệu đồng của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh đầu tư phát triển cây ăn quả, xã Tả Văn Chư đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp triển khai mô hình trồng mới 35 héc-ta cây mận tả van theo công nghệ cao tại xã và 8 héc-ta cây lê xanh, lê tai nung. Mô hình trồng mới cây mận tả van được triển khai tại các thôn, gồm; Tẩn Chư, Lả Gì Thàng, Xà Ván, Sừ Mừn Khang và thôn Sín Chải. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ giống cây, phân bón, được hướng dẫn kỹ thuật. Đến nay, qua hơn 1 năm triển khai, trên 98% diện tích cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Việc triển khai mô hình trồng mận tả van theo công nghệ cao góp phần giúp người dân vùng cao thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm mới. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào trồng mận đã nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế, phát triển vùng chuyên canh mận tả van. Đồng thời, mở ra cơ hội mới nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo trên cao nguyên Bắc Hà.

Tráng Xuân Cường

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số