Chủ nhật 22/12/2024 21:46

Độc đáo Hội kéo lửa thổi cơm thi làng Thị Cấm

Cứ đến mùng 8 tháng Giêng hằng năm, người dân và du khách gần xa có mặt tại đình làng Thị Cấm để tham gia và trải nghiệm Hội kéo lửa, thổi cơm thi truyền thống.

Hội kéo lửa, thổi cơm thi là phong tục có từ lâu đời của người dân làng Thị Cấm, xã Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội để cầu chúc cho mọi một năm mới no đủ, hạnh phúc và bình an. Hội thổi cơm thi truyền thống là biểu tượng đẹp, đặc trưng của cư dân vùng lúa nước và gợi nhớ chiến công chống giặc, giữ nước hiển hách của cha ông ta.

Thổi cơm thi là đặc trưng của cư dân vùng lúa nước

Theo nghi lễ cổ xưa sẽ đặt ra 4 đội thổi cơm thi, mỗi đội gồm 10 người cùng tranh tài. Trước hội thổi cơm thi, các đội phải chuẩn bị sẵn các vật dụng như chày, cối, rơm, nồi... để trổ tài nấu cơm nhanh mà vẫn thơm dẻo. Hội thi bao gồm nhiều công đoạn, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ, như giã gạo, kéo lửa, lấy nước, vo gạo, thổi cơm và ủ cho cơm chín đều. Thời gian thi bắt đầu từ khi các đội phát được lửa thổi cơm đến khi kết thúc kéo dài trong 1 giờ. Thóc được dùng trong hội thi được dân làng Thị Cấm gieo trồng và tuyển lựa mang về tế Thánh.

Mỗi đội khoảng 10 người cùng tranh tài
Các đội phải chuẩn bị sẵn các vật dụng như chày, cối, rơm, nồi, thóc...
Các trai làng sẽ giã thóc lấy gạo làm nguyên liệu để nấu cơm
Công đoạn làm sạch thóc để lấy gạo

Đầu tiên, các nam thanh niên sẽ đem thóc cho vào cối giã. Thao tác giã gạo phải thật nhanh và khéo để hạt gạo không bị vỡ. Sau đó, gạo được sàng trấu để loại bỏ sạn và vo sạch. Cùng lúc, mỗi đội thi sẽ cử một thành viên chạy khoảng 800 mét từ đình làng ra chỗ lấy nước và quay về đình làng nơi tổ chức thổi cơm thi. Đội nào lấy nước nhanh và khéo thì sẽ có thêm thời gian để nấu cơm.

Rất đông du khách đến tham gia trải nghiệm thổi cơm thi
Các cô bé cậu bé cũng được bố mẹ đưa đến hội thổi cơm thi để chiêm ngưỡng

Phần hấp dẫn nhất của thổi cơm thi chính là thi kéo lửa. Mỗi đội cử ra 4 nam thanh niên tham gia phần thi này. Để kéo ra lửa, các đội thi lấy hai thanh giang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co để cật giang cọ sát vào cật tre nhiều lần tạo ma sát. Khi thấy có khói bốc lên thì dừng lại và thổi cho lửa bùng lên, dùng mồi lửa này để thổi cơm.

Sau khi có đủ nguyên vật liệu, các đội sẽ dùng những vật dụng sẵn có chuẩn bị trước để tạo lửa
Niềm vui của các thành viên trong đội khi ngọn lửa đã bùng cháy
Các bạn trẻ 4 đội tham gia chạy thi lấy nước

Khi các đội thi kéo lửa thành công cũng là lúc không gian đình làng Thị Cấm nghi ngút khói lửa. Không gian mùa xuân vang lừng tiếng trống hội và tiếng reo hò cổ vũ của thổi cơm thi của dân làng cùng du khách tạo nên khung cảnh vô cùng náo nhiệt.

Tiếng trống thúc liên hồi trong suốt cuộc thi
Thi nấu cơm bằng bùi nhùi và củi trên những chiếc nồi bé đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm

Phần thi cuối cùng của thổi cơm thi không kém phần hấp dẫn. Khi nồi cơm vừa cạn nước, các đội thi ủ cơm vào đống than rơm để cơm chín đều. Sau một tuần hương, các thành viên của ban giám khảo sẽ đi tìm 4 nồi cơm trong rất nhiều đống tro rơm. Nếu các đội khéo giấu, thời gian ủ cơm sẽ được kéo dài và cơm sẽ chín đều. Nếu giấu vụng, bị giám khảo nhanh tìm thấy thì cơm dễ bị sống.

Ban giám khảo đi kiểm tra và tìm nồi cơm của các đội

Sau khi tìm đủ 4 nồi cơm, giám khảo thổi cơm thi xới 4 bát dẻo thơm để dâng cúng Thành hoàng làng. Cơm thi của các đội sau đó được chấm điểm công khai trước đông đảo dân làng.

Cơm của các đội được dâng lên Thành hoàng làng

Theo quan niệm của người dân làng Thị Cấm, nếu hội thi nấu cơm diễn biến thuận lợi, thời tiết ủng hộ, 4 mồi lửa của 4 đội thi đều lên cao thì đó là điềm báo một năm mới ấm no, đủ đầy. Sau khi công bố kết quả hội thi, dân làng chia nhau những hạt cơm cúng Thành hoàng làng để lấy lộc đầu năm. Người dân Thị Cấm tin rằng, người lớn ăn hạt cơm này thì cả năm sẽ may mắn, trẻ em hay ăn, chóng lớn, học hành tấn tới.

Với những giá trị văn hóa độc đáo, Lễ hội truyền thống - Hội thổi cơm thi Thị Cấm đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trung tuần tháng 9 năm 2022, nhân dân làng Thị Cấm và quận Nam Từ Liêm đã trang trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Hội thổi cơm thi Thị Cấm”.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: làng Thị Cấm

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững