Thứ hai 23/12/2024 20:59

Doanh nghiệp Việt hướng đến chinh phục thị trường thực phẩm Halal

Thị trường thực phẩm Halal với mức doanh thu hàng năm hàng nghìn tỷ USD và dự kiến tiêu dùng trong tương lai sẽ tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là các nhóm sản phẩm có lợi thế của Việt Nam. Để nắm cơ hội, việc xây dựng vùng nguyên liệu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu thị trường đã được các doanh nghiệp triển khai thực hiện.

Thị trường rộng lớn

Thị trường thực phẩm Halal (thị trường hồi giáo) với mức doanh thu hàng năm hàng nghìn tỷ USD và dự kiến tiêu dùng trong tương lai sẽ tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là các nhóm sản phẩm có lợi thế của Việt Nam như trà, thủy sản hay các sản phẩm có nguồn gốc trồng trọt.

Tại Thị trường thực phẩm Hanal các nhóm sản phẩm có lợi thế của Việt Nam như trà, thủy sản hay các sản phẩm có nguồn gốc trồng trọt

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ ông Phạm Sanh Châu cho biết, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có nhiều nhóm sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Halal của các nước hồi giáo như nông sản, thủy sản. Một số công ty của Việt Nam như: Orion Vina, Vinamilk, Nestlé Vietnam, Cai Lan Oils and Fats Industries, Công ty dầu thực vật Tường An, Công ty thủy sản Minh Phú... đã nhận được chứng nhận Halal. Hiện tại, mỗi năm Việt Nam có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt tiêu, chè, thủy sản, trái cây, chế phẩm từ ngũ cốc, cơm dừa… đã thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường Trung Đông-châu Phi, nơi có hơn 30% dân số Hồi giáo.

Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Toản- Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thông tin thị trường vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp triển khai đến từng khu vực. "Trước đây, chúng ta thường biết đến thị trường thực phẩm Halal hay có ở vùng Trung Đông nhưng trên thực tế thị trường Halal còn đến từ các khu vực như liên minh châu Âu hay khối châu Á chiếm 2/3 thị trường Halal (gồm các nước Indonesia, Malaysia và các vùng khu vực khác)", ông Toản nói.

Theo ngài Mahmoud Hassan Nayel- Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam, Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu thực phẩm rất lớn trên thế giới, đặc biệt là các sản phẩm về nông nghiệp. Thị trường thực phẩm Halal là thị trường hết sức tiềm năng với tổng dân số trên 2 tỷ dân trên toàn thế giới. Với khả năng sản xuất và chế biến thực phẩm của Việt Nam thì đây là một lợi thế lớn. Đặc biệt khi Việt Nam có mối quan hệ rất tốt với các nước cộng đồng hồi giáo, những nước sử dụng sản phẩm thực phẩm Halal. Tiềm năng phát triển thị trường này của Việt Nam sẽ ngày càng tiến xa hơn khi đảm bảo được các tiêu chuẩn của Halal.

Thay đổi để nắm cơ hội thị trường

Trở về sau chuyến xúc tiến thương mại tại thị trường Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Dubai vào tháng 2/2020, việc đầu tiên mà bà Nguyễn Thị Diễm Hằng- PhóT giám đốc Tập đoàn Vinapharma Group bắt tay vào làm là “setup” lại toàn bộ hệ thống vùng trồng để đạt được các tiêu chuẩn về đất, nước, xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn GlobalGap, hướng hữu cơ để có được vùng nguyên liệu mẫu. Đồng thời, xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP và bước đầu được thẩm định Halal để có thể sớm nhận được chứng nhận tiêu chuẩn Halal và mở hướng xuất khẩu các sản phẩm của doanh nghiệp vào khối thị trường UAE và Dubai.

Theo bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Trung Đông giàu tiềm năng về vàng và giàu mỏ nhưng 100% sản phẩm thực phẩm đều nhập khẩu. Thái Lan, Trung Quốc, Philippin đang chế ngự thị trường Trung Đông. Sản phẩm Việt Nam rất rốt nhưng lại không vào được vì sản phẩm của nhỏ lẻ, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chưa hiểu rõ về thị trường này, đặc biệt về tiêu chuẩn họ đưa ra. Ví dụ như, phải là vùng nguyên liệu lớn, sạch, trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP, hoặc hướng đến hữu cơ; nhà máy dược phẩm, thực phẩm phải đạt các tiêu chuẩn ISO, FDA, GMP,…

Riêng về tiêu chuẩn Halal, đây là tiêu chuẩn đạo hồi, tiêu chuẩn các sản phẩm không có nguồn gốc từ các sản phẩm mà họ không được phép sử dụng. Những sản phẩm phải đảm bảo nguồn gốc sạch từ nước, đất, nhà máy sản xuất. Đây là tiêu chuẩn khắt khe nhất trên thế giới còn cao hơn cả tiêu chuẩn FDA của Mỹ. Họ yêu cầu những gì tinh túy nhất, sạch sẽ.

“Đây là thị trường rất tiềm năng, là cửa ngõ của thế giới. Khi vào được thị trường Trung Đông sẽ vào được thị trường châu Âu, châu Mỹ. Khi vào được thị trường Trung Đông mặc định sản phẩm là chất lượng, sản phẩm đạt được tiêu chuẩn Halal sẽ đi được thế giới”, bà Hằng cho hay.

Vườn cần tây “siêu to khổng lồ” này khi thực hiện công trình nhằm phục vụ công tác nghiên cứu tinh chất cần tây Green Beauty sau khi thành công sản phẩm dưới dạng cốm, trà rau

Mới đây, giống cần tây “siêu to khổng lồ” có chiều cao khoảng 1m, nặng tới 1,9-3 kg/cây….đạt tiêu chuẩn quốc tế được trồng thành công tại farm công nghệ cao của Tập đoàn Vinapharma Group. Ông Phạm Quang Trường- Tổng giám đốc Tập đoàn Vinapharma Group cho biết, thực hiện công trình nhằm phục vụ công tác nghiên cứu tinh chất cần tây Green Beauty sau khi thành công sản phẩm dưới dạng cốm, trà rau… Kết quả này đặt được sau nhiều lần rút kinh nghiệm, phân tích những yếu tố tác động. “Với mô hình nhà kính công nghệ Isarel, tiêu chuẩn GlobalGAP, cây trồng được tạo môi trường ổn định, tưới tự động 12 lần/ngày, chăm sóc hoàn toàn bằng phân vi sinh… với kết quả hiện tại, Vinapharma Group khẳng định là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ Isarel để nâng chất lượng cây cần tây”, ông Trường bày tỏ.

Cùng với các dòng sản phẩm hiện có, việc tạo thành công sản phẩm cần tây “siêu to khổng lồ” một lần nữa khẳng định sự đi đầu của Vinapharma Group, sự chăm chút chất lượng sản lượng, sự cam kết luôn đổi mới và hơn hết là những đột phá ứng dụng công nghệ đưa thương hiệu Việt ngày càng vững mạnh. Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng cho biết, dự kiến, tới đây, vùng nguyên liệu này sẽ nhận chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP, doanh nghiệp hướng đến mục tiêu xa hơn là đạt được tiêu chuẩn chứng nhận Halal để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Trung Đông và khối thị trường Halal.

Ngài Mahmoud Hassan Nayel cho hay, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp Ai Cập sẵn sàng hợp tác để nhập khẩu thực phẩm Halal. Tuy nhiên, không có một tiêu chuẩn chung về các thực phẩm Halal ở các nước hồi giáo khác nhau. Tại Ai Cập chúng tôi sử dụng nước để chế biến thực phẩm là nước bình thường nhưng nếu tại Indonesia thì nước sử dụng chế biến thực phẩm phải có chứng nhận Halal, ngoài ra, các quy trình về giết mổ, chế biến thực phẩm ở mỗi một nước lại có quy định khác nhau.

Do đó, Ai Cập sẵn sàng có chương trình hỗ trợ cho các chuyên gia của Việt Nam để đào tạo một số kỹ thuật, tiêu chuẩn về việc chuẩn bị và chế biến thực phẩm Halal. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động trong việc nghiên cứu từng thị trường hồi giáo khác nhau, để nắm được quy trình, điều kiện, yêu cầu kỹ thuật riêng biệt của mỗi nước. “Về cơ bản, thế giới hồi giáo có những quy định lớn là giống nhau, tuy nhiên, đi vào những chi tiết kỹ thuật thì lại có những điểm khác nhau”, ngài Mahmoud Hassan Nayel cho hay.

Chứng nhận Halal là một trong những “giấy thông hành” vào khối thị trường này. Theo ông Nguyễn Quốc Toản, chứng nhận Halal kết hợp nhiều phương diện và nội hàm khác nhau, không chỉ dừng đơn thuần ở tiêu chuẩn chất lượng mà còn có ý nghĩa tín ngưỡng và tôn giáo rất cao. Do đó, để làm được đúng các sản phẩm và đi được vào đúng phân khúc thị trường này, cần phải có sự hiểu biết nhất định về kiến thức, văn hóa cũng như kiến thức tín ngưỡng. Đồng thời, minh bạch hóa thị trường Halal cũng như tiếp cận đúng đối tượng là việc làm cần thiết.

Ngoài ra, chứng nhận của các tổ chức không được Liên minh Halal Quốc tế (IHIA) công nhận chỉ có giá trị hạn chế trên thị trường quốc tế. Do vậy, trước khi yêu cầu cấp chứng nhận Halal, các doanh nghiệp nên dành thời gian tìm hiểu thông tin về tổ chức sẽ cấp chứng nhận cho mình.

Thị trường thực phẩm Halal đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, sự gia tăng chi tiêu cho thực phẩm Halal đã tăng 3,1% vào năm 2019, đạt 1,17 nghìn tỷ USD, từ mức 1,13 nghìn tỷ USD năm 2018. Theo dự báo, mức chi tiêu cho thực phẩm Halal dự kiến sẽ đạt 1,38 nghìn tỷ USD vào năm 2024. Điều này mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn cho các quốc gia ‘thâm nhập’ thị trường thực phẩm Halal.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công