Thứ hai 18/11/2024 12:26

Doanh nghiệp Trung Quốc đang quan tâm đầu tư những lĩnh vực nào ở Việt Nam?

Các lĩnh vực tại Việt Nam như năng lượng mặt trời, in ấn… đang thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Trong vòng 5 năm qua, Trung Quốc luôn là một trong top 5 quốc gia có lượng đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã đầu tư 2,92 tỷ USD vào Việt Nam, và là quốc gia đứng thứ hai sau Singapore (3.98 tỷ USD) về khối lượng đầu tư. Tính đến nay, các nhà đầu tưTrung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 4.032 dự án, tổng vốn đăng ký trên 26 tỷ USD, đứng thứ 6 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Năng lượng mặt trời là lĩnh vực thu hút đầu tư doanh nghiệp Trung Quốc

Vậy đâu là các lĩnh vực mà nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại? Theo báo cáo vừa được đưa ra bởi Savills Việt Nam, nhu cầu sản xuất sản phẩm năng lượng mặt trời đang gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt đối với khu vực phía Bắc. Trong đó, Trina Solar - tập đoàn lớn trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, là nhà đầu tư lớn nhất tại khu công nghiệp Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên với hai nhà máy đang hoạt động ổn định. Tập đoàn này đồng thời cũng đề xuất triển khai giai đoạn 3 của Dự án Nhà máy phát triển năng lượng tại Thái Nguyên với mức đầu tư dự kiến 420 triệu USD. Đây là mức đầu tư lớn nhất của Tập đoàn này tại nước ngoài trong lĩnh vực quang điện.

Một lĩnh vực khác cũng thu hút giới đầu tư của Trung Quốc là sơn phủ và mực in. Ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội in Việt Nam- cho biết: Ngành công nghiệp in Việt Nam hiện được thế giới chú tâm khi liên tục đón tiếp nhiều đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến khảo sát, tìm cơ hội đầu tư. “Chúng tôi đã tiếp đón nhiều đoàn khách nước ngoài tham quan, tìm hiểu ngành in của Việt Nam, trong đó rất nhiều nhà đầu tư tới từ Trung Quốc. Họ khảo sát thị trường in ấn của Việt Nam để có bước đổ bộ đầu tư”- ông Dòng cho biết.

Giải thích lý do tại sao Việt Nam thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực sản xuất năng lượng mặt trời, ông John Campbell - Phó Giám đốc, Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp, Savills Việt Nam cho biết: Thứ nhất, Việt Nam có vị trí tiếp giáp Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu thô và dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của Việt Nam có vị trí địa lý gần với Trung Quốc, đi kèm lợi thế về giá đất công nghiệp cạnh tranh so với khu vực phía Nam, từ đó tạo sức hút riêng của các tỉnh trong khu vực đối với nhà đầu tư Trung Quốc.

Thêm vào đó, theo ông John Campbell, mức độ hội nhập kinh tế cao của Việt Nam là điều đáng chú ý. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với khoảng 224 đối tác đến từ nhiều quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam mở rộng sự hiện diện trên thị trường. Việt Nam đồng thời sở hữu lực lượng lao động dồi dào, bao gồm lực lượng lao động có tay nghề cao kèm chi phí lao động cạnh tranh. Đáng chú ý, Chính phủ trong thời gian qua đã đưa ra các ưu đãi về thuế và chiến lược năng lượng sạch để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tạo thêm hấp lực đầu tư tại Việt Nam trong tương quan với các thị trường lân cận.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam, không chỉ nhằm thâm nhập thị trường Đông Nam Á mà còn lấy đó làm bàn đạp để tham gia vào thị trường châu Âu và Mỹ một cách dễ dàng hơn.

“Đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam nhưng cũng là áp lực lớn về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Lý do, khi doanh nghiệp ngoại đổ bộ, với tiềm lực mạnh, công nghệ hiện đại họ đang có xu hướng “thôn tính” các doanh nghiệp in ấn của Việt Nam”- ông Nguyễn Văn Dòng lo ngại.

Thực tế, theo ông Dòng, trong vòng 5 năm trở lại đây đã có khoảng chục doanh nghiệp in lớn trong ngành như giấy bao bì Biên Hòa, Tiến Thành… đã phải bán mình cho đối tác ngoại, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc và tiến trình này vẫn đang tiếp tục diễn ra. Do vậy, ông Dòng cho rằng, các doanh nghiệp Việt phải từng bước đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh để tránh bị thâu tóm.

Cơ hội cho bất động sản công nghiệp

Theo Savills Việt Nam, làn sóng các doanh nghiệp Trung Quốc tăng đầu tư vào Việt Nam đang tạo cơ hội cho bất động sản công nghiệp. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các đơn vị sản xuất, nhiều chủ đầu tư tại Việt Nam đang rốt ráo nâng cao chất lượng xây dựng khu công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn của mình. Trong đó, CNCTech là một trong những chủ đầu tư tích cực nhất, với khoản đầu tư đáng kể tại 6 tỉnh trên khắp Việt Nam với 19 khu công nghiệp trải rộng trên 5.487 ha. Nổi bật nhất là dự án tại Vĩnh Phúc. Đồng thời, CNCTech cũng cung cấp cho khách thuê gói hỗ trợ đầy đủ trong suốt thủ tục đầu tư, bao gồm hỗ trợ gia nhập thị trường, đăng ký kinh doanh, xây dựng, thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, trang bị nội thất, hệ thống điện, các thủ tục thông quan thiết bị, giấy phép thành lập doanh nghiệp chế xuất, hỗ trợ nhân sự, các thủ tục pháp lý và hành chính khác.

Ông John Campbell cũng đề cập đến việc các khu công nghiệp trên toàn quốc có tỷ lệ lấp đầy cao trên 80%, trong đó tỷ lệ lấp đầy ở các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 83% và 91% ở các tỉnh trọng điểm phía Nam. Các nhà xưởng và nhà kho xây sẵn cũng ghi nhận tỷ lệ lấp đầy ở mức 83% trên cả nước. Do đó, việc tìm kiếm mặt bằng trống và phù hợp là một thách thức với các doanh nghiệp sản xuất, nếu họ không nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia hiểu thị trường và một đội ngũ các chủ đầu tư với quy trình hỗ trợ rõ ràng.

Nhận xét về triển vọng của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, ông John Campbell cho biết: Bối cảnh thị trường công nghiệp đang thay đổi với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư hơn. Khi ngành sản xuất và hậu cần phát triển, các sản phẩm ngày càng đa dạng như nhà máy xây sẵn, nhà kho, cơ sở đa tầng, cơ sở kết hợp, tòa nhà được kiểm soát nhiệt độ và xây dựng phù hợp nhu cầu. Chỉ trong 5 năm, người thuê đất đã có nhiều lựa chọn hơn và không còn bị ràng buộc với thời hạn thuê đất 50 năm như thông lệ. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư, với việc nhiều dự án xây sẵn được tung ra thị trường ở các tỉnh trọng điểm.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại