Thứ tư 06/11/2024 06:28

Doanh nghiệp thực sự đảm bảo an toàn mới được tiếp tục sản xuất

Thông tin được ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh - khẳng định như vậy, tại buổi gặp gỡ, trao đổi với báo chí về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố (TP), chiều ngày 16/7.

Thành phố đang tính toán sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh - cho biết, sau 7 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP. Hồ Chí Minh đã đạt những kết quả khá tốt. Đặc biệt, ý thức chấp hành, sự đồng thuận của người dân trong thực hiện Chỉ thị 16 rất cao, là nền tảng, cơ sở rất quan trọng để triển khai thuận lợi, đạt kết quả. Các công tác phòng, chống dịch được triển khai tập trung, bài bản, có hiệu quả hơn như từ xét nghiệm, tách F0 sớm khỏi cộng đồng đến cách ly, thu dung, điều trị.

Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh còn diễn biến phức tạp. Tính từ ngày 9/7 đến ngày 15/7/2021 có hơn 9.400 ca nhiễm trong cộng đồng được Bô Y tế công bố, có 142 trường hợp tử vong. Trung bình mỗi ngày thành phố phát hiện hơn 1.300 ca bệnh. Đa số ca nhiễm được ghi nhận phần lớn là tại khu cách ly, khu phong tỏa. Ngoài số ca tầm soát cộng đồng, TP mở rộng khu vực xét nghiệm, sàng lọc tại bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh ở mức thấp. TP cũng đang cách ly tập trung gần 15.000 người và cách ly tại nhà với hơn 37.400 người.

Một trong những nhiệm vụ TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung trong thời gian tới là xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm để tách F0 ra khỏi cộng đồng. Trong đó, tập trung cho cách ly, thu dung điều trị F0, chuẩn bị tất cả nguồn lực điều trị F0 nặng và rất nặng để giảm tỷ lệ tử vong với các bệnh nhân Covid-19. Đồng thời triển khai kế hoạch tiêm vaccine đợt 5.

Tại cuộc họp, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, hiện nay TP đang thực hiện quyết liệt và đồng bộ chỉ thị 16 với mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong phòng, chống dịch. Tuy nhiên, đến giờ này, số ca mắc Covid-19 hàng ngày đang tăng lên, TP vẫn chưa xác định được khi nào là đỉnh dịch. TP đã đưa ra 3 kịch bản dịch sau thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Theo ông Phan Văn Mãi, TP đang nỗ lực thực hiện để đạt được mục tiêu theo kịch bản thứ 1 là sẽ xem xét lại việc thực hiện chỉ thị 16; có thể là chỉ thị 16 hay chỉ thị 15 hoặc chỉ thị 19. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, TP. Hồ Chí Minh đang tính đến khả năng tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 thêm một khoảng thời gian nữa, sau khi hết 15 ngày giãn cách xã hội.

Doanh nghiệp thực sự đảm bảo an toàn thì mới tiếp tục sản xuất

Tại buổi họp, nhân đề cập đến trường hợp một DN trong Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) qua test nhanh ngày 15/7 phát hiện hơn 320 ca dương tính Covid-19, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh khẳng định, DN phải thực sự đảm bảo an toàn thì mới tiếp tục sản xuất. Mục tiêu hàng đầu hiện nay là đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người dân.

TP. Hồ Chí Minh sẽ huy động thêm các chuỗi cung, tham gia cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân thành phố

Thời gian gần đây có một số trường hợp đăng ký sản xuất an toàn với phương án “3 tại chỗ”. Tuy nhiên, có nhiều DN chỗ ăn ở của công nhân, người lao động chưa đảm bảo, sản xuất cũng chưa đảm bảo được khoảng cách. Những DN thực sự muốn tiếp tục sản xuất thì phải cùng cơ quan chức năng ngồi lại tính toán các biện pháp để thực sự an toàn, dù dịch có xuống nhưng vẫn còn nguy cơ lây nhiễm. Cho nên khi DN phải thực sự đảm bảo an toàn thì mới tiếp tục sản xuất.

Liên quan đến vấn đề cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, đây vấn đề rất lớn với đô thị có trên 10 triệu dân. Thời gian qua, TP đã có sự chuẩn bị, song trong bối cảnh các tỉnh, thành lân cận cũng thực hiện Chỉ thị 16, nên việc cung ứng vận chuyển hàng hóa về TP có khó khăn và đôi lúc có thiếu cục bộ, giá cả một số mặt hàng có tăng lên. Lãnh đạo TP cùng các Sơ ban ngành cố gắng không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dung của người dân

Về giải pháp, ông Pham Văn Mãi cho hay, TP. Hồ Chí Minh đã trao đổi với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh, thành để tổ chức thu mua, vận chuyển hàng hóa về TP. Đồng thời. tổ chức lại các mạng lưới phân phối, không chỉ dựa vào các trụ cột chính như: Co.opmart, Satra, Bách Hóa Xanh, Vinmart… mà còn huy động các hệ thống khác vào cuộc, như Viettel Post, VNPost hoặc các chuỗi cung ứng công nghiệp… trước đây nay có thể tham gia cung ứng nhu yếu phẩm. Tới đây, các quận huyện, xã phường cũng sẽ có điểm cung ứng hàng hóa cho người dân.

Thanh Minh

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ