Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng
Ngành cao su đối diện với những thách thức gì từ Quy định chống phá rừng của EU? Gỡ vướng EUDR: Thúc đẩy năng lực doanh nghiệp tự tin xuất khẩu xanh Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR) được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với các doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/6/2025 với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngày 2/10/2024, cơ quan này đã công bố đề xuất hoãn thực thi Quy định chống phá rừng. Theo dự kiến mới, quy định này sẽ bắt đầu thực thi vào tháng 1/2025 đối với các doanh nghiệp lớn.

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu
Báo Công Thương vừa tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi”

Quy định nhằm giải quyết việc phá rừng, suy thoái rừng, và bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon và mất đa dạng sinh học. Trong các nhóm mặt hàng chịu sự điều chỉnh của quy định chống phá rừng, Việt Nam có 3 nhóm hàng bị tác động chính, đó là gỗ, cao su và cà phê. Trong đó, cà phê chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu tính riêng 27 nước Liên minh châu Âu, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này chiếm khoảng trên dưới 40% tổng khối lượng xuất khẩu, kim ngạch trên dưới 2 tỷ USD.

Từ năm 2023 tới nay, trong quá trình thực thi, chuẩn bị đáp ứng các Quy định EUDR, Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH Việt Nam cùng các đối tác công tư đã luôn ưu tiên, hỗ trợ, triển khai các giải pháp giúp doanh nghiệp thích ứng với EUDR.

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu
Bà Phan Thị Vân - Giám đốc chương trình/Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH Việt Nam

Liên quan đến những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cà phê triển khai Quy định EUDR, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Phan Thị Vân - Giám đốc chương trình/Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH Việt Nam về những giải pháp đồng hành, hỗ trợ của Tổ chức đối với cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện, tuân thủ Quy định EUDR.

Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động canh tác, sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Được biết, IDH là tổ chức tiên phong hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam trong việc thích ứng với EUDR. Xin bà cho biết, IDH đã và đang triển khai các chương trình hay hoạt động gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu của EUDR?

Từ cuối năm 2022, tổ chức IDH đã nắm bắt thông tin về tác động của EUDR đối với ngành cà phê Việt Nam và chủ động chia sẻ thông tin với các đối tác. Nhận thấy ảnh hưởng lớn của EUDR, IDH đã nhanh chóng xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân.

Trong thời gian qua, IDH đã hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, JDE Peet's - công ty nhập khẩu cà phê lớn nhất vào EU, cùng các hiệp hội ngành hàng để phát triển các giải pháp thích ứng với EUDR. Sau đó, IDH đã hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cùng JDE Peet’s và 11 công ty (chiếm khoảng 70% lượng cà phê của Việt Nam) và chính quyền địa phương thực hiện thí điểm tại 4 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng nhằm triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc và minh bạch chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn EUDR.

Thời gian qua, IDH đã tổ chức nhiều khóa đào tạo và hội thảo hướng dẫn cho doanh nghiệp và người nông dân về quy trình thu thập và quản lý dữ liệu cần thiết.

IDH cũng đã đóng góp vào việc xây dựng để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Khung kế hoạch hành động thích ứng với Quy định EUDR” ở cấp bộ và phối hợp cùng các tỉnh Tây Nguyên xây dựng khung kế hoạch này.

Dựa trên kết quả của giai đoạn thí điểm, IDH đang tiếp tục hợp tác với các cơ quan quản lý cấp bộ để hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Đồng thời, IDH cũng phối hợp với UBND các tỉnh, huyện và các doanh nghiệp nhằm nhân rộng các giải pháp thích ứng với EUDR trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên.

Trong thời gian tới, IDH sẽ tiếp tục đồng hành cùng các đối tác, tập trung vào cải thiện quản lý rừng, hỗ trợ các mô hình canh tác bền vững và nông nghiệp tái sinh, giúp ngành cà phê Việt Nam vừa tuân thủ EUDR vừa phát triển bền vững.

Bà có thể đánh giá cụ thể về những thay đổi tích cực mà các doanh nghiệp ở Việt Nam đã thực hiện để thích ứng với EUDR?

Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước thay đổi tích cực để thích ứng với EUDR, đặc biệt là trong việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc từ khâu sản xuất đến xuất khẩu, đảm bảo rằng sản phẩm không gây mất rừng và đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của EU.

Theo tôi đánh giá, thời gian qua, các doanh nghiệp đã tích cực tham gia vào chương trình thí điểm thích ứng với EUDR tại 2 tỉnh Lâm Đông và Đắk Lắk do IDH, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và JDE cùng chính quyền địa phương thực hiện.

Các doanh nghiệp cũng đã hoàn thiện lại hệ thống giải trình về việc sản xuất, kinh doanh hợp pháp và không gây mất rừng Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã khá chủ động trong việc thu thập thêm dữ liệu vườn cây, thông tin nông hộ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp ý thức được việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm không gây mất rừng là yêu cầu bắt buộc nên họ đã thuê các đơn vị tư vấn độc lập (cả trong và ngoài nước) sử dụng các công cụ viễn thám để chứng minh điều này.

Tôi cho rằng, những thay đổi này đã giúp tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam tại thị trường quốc tế, tạo ra cơ hội xuất khẩu bền vững cho ngành hàng Việt Nam và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nông nghiệp

Từ góc độ tổ chức hỗ trợ phát triển bền vững, bà có những khuyến nghị nào dành cho doanh nghiệp để đáp ứng và tuân thủ tốt nhất Quy định chống phá rừng của EU?

Để doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng và tuân thủ hiệu quả các yêu cầu của EUDR, IDH khuyến nghị doanh nghiệp tập trung vào hai vấn đề chính:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc và quản lý rủi ro để xác minh nguồn gốc bền vững của sản phẩm, phù hợp với yêu cầu của EUDR. Dựa trên kết quả triển khai các giải pháp thí điểm, đặc biệt là việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) về rừng và vùng trồng, chúng tôi đề xuất các doanh nghiệp hợp tác cùng xây dựng CSDL rừng và CSDL vùng trồng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước, nhằm đạt được hệ thống thông tin đồng nhất.

Thứ hai, doanh nghiệp cần hỗ trợ người dân tại vùng nguyên liệu áp dụng các phương pháp canh tác bền vững và nông nghiệp tái sinh để giảm thiểu tác động đến môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như đảm bảo ko có người nông dân nào bị bỏ lại phía sau trong chuỗi cung ứng.

IDH sẵn sàng tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình này.

Câu hỏi cuối xin được gửi tới đại diện của IDH, bà có thể cho biết yếu tố nào là quan trọng để giúp cho việc thực hiện EUDR hiệu quả?

EUDR có tác động sâu rộng và quy mô lớn, do đó để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của EUDR cần có sự tham gia của tất cả các chủ thể trong chuỗi cung ứng, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, nhà mua hàng, nhà xuất khẩu, đại lý thu mua tại địa phương và người sản xuất. Thiếu sự tham gia của bất kỳ chủ thể nào trong việc thực hiện các yêu cầu của EUDR đều có thể dẫn đến rủi ro không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của EUDR.

Để thực thi EUDR hiệu quả, hợp tác công-tư (PPP) giữa các chủ thể là yếu tố then chốt. IDH nhận thấy vai trò quan trọng của PPP trong việc thực hiện các giải pháp thích ứng EUDR nên đã kết nối người trồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý để thực hiện thí điểm các giải pháp thích ứng EUDR từ đó tạo ra một hệ thống minh bạch, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc và giảm thiểu tác động đến rừng. Trong mô hình PPP này, người trồng và doanh nghiệp sẽ cung cấp dữ liệu sản xuất đáng tin cậy và áp dụng các phương pháp canh tác bền vững. Chính quyền địa phương và các bộ, ngành hỗ trợ khung pháp lý, cung cấp thông tin và giám sát tiến độ thực hiện.

Do đó, cần thiết lập một cơ chế hợp tác và phương pháp tổ chức thực hiện cụ thể, rõ ràng để huy động sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. Cách tiếp cận này không chỉ hỗ trợ việc thực thi EUDR tốt hơn mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Xin cảm ơn bà!

Khánh An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chống phá rừng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt khi mọi con đường tiếp tế tới thành phố bị vây hãm.
“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội không thể tốt hơn để có thể “chen chân” vào các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng khả năng cạnh tranh.
Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ đã được giải thích qua lời giới chuyên gia quân sự.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm khi tình hình chiến trường hiện tại không thể đảo ngược.

Tin cùng chuyên mục

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

EU ban hành quy định mới về tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ bên ngoài vào EU.
Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV'

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV' với khả năng tấn công bằng chùm sóng năng lượng cao, chi phí thấp.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12: Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Lữ đoàn Kiev giành thắng lợi

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12: Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Lữ đoàn Kiev giành thắng lợi

Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Nga đánh bại lữ đoàn Ukraine... là những tức đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12.
Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Được đánh giá là một năm vô cùng khó khăn, tuy nhiên năm 2024 cũng là một năm thành công trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Chi nhánh thương vụ - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston đã đặt kế hoạch hỗ trợ xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư cho doanh nghiệp tại Hoa Kỳ.
Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik qua đánh giá của cựu lãnh đạo không quân Đức là không thể.
Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành

Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành 'mắt xích' quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Những kết quả trong công tác hội nhập năm 2024 đã đưa Việt Nam trở thành một 'mắt xích' quan trọng trong mạng lưới quan hệ đối tác của các quốc gia đối tác.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga

Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện, Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga... là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật sáng ngày 23/12.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12: Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov; bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12: Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov; bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine

Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov, bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine,... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'

Sĩ quan NATO thiệt mạng; Nga thắng lớn, Ukraine nhận viện trợ khủng... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12.
Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Từ ngày 17-22/1/2025, Triển lãm toàn cầu về lĩnh vực ô tô ‘Bharat Mobility 2025” sẽ diễn ra tại TP. Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út kiến nghị Bộ Công Thương tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm việc tại thương vụ.
Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Chiều ngày 19/12, tại Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi, Thương vụ tại Maroc đã có kiến nghị.
Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Tham tán thương mại Việt Nam tại Israel đã tháo gỡ nhiều khó khăn lớn mà các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường này.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực.
Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương đề nghị thương vụ cung cấp thường xuyên, đầy đủ thông tin ở các thị trường để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt, Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga,... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12.
Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Với dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn, doanh nghiệp Việt kỳ vọng sẽ kết nối sâu hơn với các đối tác Nhật Bản.
Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Surajkund, Faridabad, bang Haryana, Ấn Độ sẽ diễn ra từ ngày 7-23/2/2025.
Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh cam kết phát huy vai trò cầu nối đưa hàng nông sản Việt thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động