Thứ hai 28/04/2025 07:35

Doanh nghiệp mong chờ sớm có cơ chế mới về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu đã và đang giúp doanh nghiệp lớn đáp ứng được tiêu chí xanh hoá sản xuất.

Ông Phạm Đặng An, Phó Tổng giám đốc Công ty Vũ Phong cho hay, sản xuất xanh là một trong những yếu tố bắt buộc đối với nhiều thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn của Việt Nam, thì điện mặt trời mái nhà được coi là giải pháp đáp ứng quan trọng.

Trong 3 phạm vi trong báo cáo phát thải, phạm vi 2 gần như chỉ nói về năng lượng đã sử dụng và một mình năng lượng là trụ cột quan trọng. Do vậy, không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước khác trên thế giới nhu cầu phát triển điện mặt trời mái nhà, nhất là điện mặt trời trên mái của nhà máy để tự sản xuất, tự tiêu thụ còn rất lớn. “Câu chuyện giảm chí phí về năng lượng là một, xanh hoá năng lượng sử dụng mới thực sự quan trọng”, ông An nói.

Ông Phạm Đặng An, Phó Tổng giám đốc Công ty Vũ Phong

Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công Thương đã nỗ lực trong việc tạo sự liền mạch về chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Điều này giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư có định hướng dài hạn hơn trong hoạch định đầu tư.

Với Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến, Vũ Phong nói riêng và nhiều nhà đầu tư nói chung có thể nhìn thấy 3 vấn đề.

Đầu tiên là tinh thần cầu thị rất sâu của Bộ Công Thương trong công tác xây dựng chính sách khi đã tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp, tiếp thu, nghiên cứu, phản hồi rất tích cực.

Chính phủ đã cam kết rất mạnh mẽ về giảm phát thải tại COP 26, COP 27, COP 28, Bộ Công Thương với vai trò quản lý ngành, đang phải vừa đảm bảo xây dựng hành lang pháp lý để thực hiện các cam kết; vừa đảm bảo yếu tố an toàn kỹ thuật khi sử dụng điện mặt trời mái nhà vì nguồn năng lượng này có yếu tố không ổn định, nhưng bù lại sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí “xanh” trong sản xuất.

Trách nhiệm này của Bộ Công Thương rất nặng nề, bản chất giá điện của Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực nên động lực của các nhà đầu tư trong chuyển đổi năng lượng là khó. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế gặp nhiều thách thức, doanh nghiệp tập trung sâu vào ngành nghề kinh doanh lõi nên khá cân nhắc trong việc bỏ vốn đầu tư ban đầu lớn cho phát triển điện mặt trời mái nhà. Do vậy, việc đưa ra được chính sách khuyến khích đủ mạnh, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật là không hề dễ dàng.

Một trong những câu chuyện đang nhận nhiều luồng ý kiến hiện nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ ghi nhận lượng điện mặt trời mái nhà dư của doanh nghiệp trong trường hợp nối lưới, theo ông An, với những doanh nghiệp sản xuất lớn việc bán được điện lên lưới hay không, không phải mối quan tâm hàng đầu.

Lãnh đạo Công ty Vũ Phong lý giải, ở vai trò là doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà, việc sử dụng nguồn năng lượng này đã giúp doanh nghiệp tiết giảm lượng chi phí đáng kể trong sản xuất, đặc biệt quan trọng là giúp đạt cam kết về phát triển xanh. Từ đó, tăng tính cạnh tranh để có được nhiều đơn hàng hơn.

Doanh nghiệp mong chờ Nghị định mới về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (Ảnh minh hoạ)

Với góc nhìn nhà đầu tư, thi công điện mặt trời mái nhà, rào cản lớn nhất không phải là có bán được lên lưới hay không. Làm sao phát triển được hệ thống điện mặt trời mái nhà phân tán tiêu thụ tại chỗ mới là câu chuyện cần chú trọng. “Nếu có được cơ chế dài hạn cho phát triển điện mặt trời mái nhà, những nhà đầu tư như Vũ Phong sẽ có nền tảng chính sách để yên tâm đầu tư hơn”, ông An cho hay.

Trên thực tế, công nghệ lưu trữ còn đắt. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển rất nhanh của ngành xe điện hiện nay, công nghệ lưu trữ sẽ sớm phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề lưu trữ sẽ đến sớm hơn từ giao thông, chứ không phải từ sản xuất trong các khu công nghiệp. Vì sản xuất trong các khu công nghiệp tiêu thụ điện rất lớn sẽ sử dụng hầu hết lượng điện. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể linh hoạt điều chỉnh giờ làm việc để tận dụng thời gian cao điểm của năng lượng mặt trời.

Kỳ vọng về Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, Vũ Phong mong đợi, khi được ban hành Nghị định sẽ tiếp tục tạo được tính liên tục về chính sách; sự rõ ràng và đơn giản trong thực hiện để có thể hài hoà lợi ích giữa các bên; sự cởi mở trong thu hút đầu tư, nhất là đầu tư từ các nước phát triển vào Việt Nam để cộng đồng doanh nghiệp được hưởng lợi.

Điện mặt trời mái nhà đang rất quan trọng với chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Chúng tôi kỳ vọng trong năm nay Nghị định được ban hành giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội”, ông An một lần nữa nhấn mạnh

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời mái nhà

Tin cùng chuyên mục

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

2025 - năm kỷ lục mới của điện mặt trời châu Âu

Khai mạc triển lãm quốc tế năng lượng- VCAE EXPO 2025

Hoàn thành sửa chữa đường dây 500kV Thăng Long – Quảng Ninh

PC Bắc Giang đảm bảo điện ổn định dịp lễ 30/4 -1/5

NSMO: Nhanh chóng xử lý sự cố trạm biến áp phía Nam, cấp điện trở lại bình thường

Quyết tâm không để thiếu điện cao điểm mùa khô và cả năm 2025

Trung Quốc củng cố vị thế cường quốc điện sạch toàn cầu

Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV

NSMO: Diễn tập xử lý sự cố OpenOTS đảm bảo cấp điện dịp lễ 30/4 - 1/5

Chuẩn bị ban hành thông tư mới về giá bán lẻ điện bình quân

Phát động cuộc thi viết tiết kiệm điện lần 3 năm 2025

Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng thăm dò năng lượng tại Biển Đen

Ma-rốc chuẩn bị mời thầu dự án nhà ga LNG

Chụp CT cho lò hơi: Công nghệ TempVision giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho nhà máy nhiệt điện

Bộ Công Thương nêu 7 giải pháp đảm bảo cung cấp điện

Đóng điện 6 công trình điện 110kV chào mừng 50 năm thành lập EVNSPC

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Đến 2035, Việt Nam sẽ có hơn 10.600 MW thuỷ điện tích năng

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?