Thứ tư 20/11/2024 06:31

Doanh nghiệp làm gì để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh?

Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chung của nhiều nền kinh tế, việc doanh nghiệp cần làm là nâng cao năng lực để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh.

Chuyển đổi xanh hướng đến Net Zero xu thế tất yếu

Theo nhận định của /chu-de/ngan-hang-the-gioi.topic (WB), để thực hiện lộ trình phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu, dự kiến Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD, từ nay đến năm 2040. Do đó, để hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0’ vào năm 2050, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của doanh nghiệp.

Các đại biểu tham gia hội thảo về Doanh nghiệp chuyển đổi xanh (Ảnh: Trần Tuấn)

Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò vừa là đối tượng chịu tác động của biến đổi khí hậu, vừa là chủ thể quan trọng trực tiếp tham gia, chuyển các thách thức thành cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, tạo ra nguồn lực góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo Doanh nghiệp về “Chuyển đổi xanh, Tài chính xanh hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-zero) vào năm 2050” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 11/4/2024, ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thuộc VCCI khẳng định: Chuyển đổi xanh, xây dựng nền kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn không còn chỉ là xu thế, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc vì sự phát triển bền vững của nhân loại.

Nhìn từ góc độ kinh tế, theo Báo cáo Phát triển bền vững từ kết quả khảo sát dành cho hơn 2.000 nhà lãnh đạo toàn cầu ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2023 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi xanh” của Công ty kiểm toán Deloitte, biến đổi khí hậu đang là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp trong bối cảnh nhiều biến động xảy ra liên tiếp trên toàn cầu. Đồng thời, có tới 61% các nhà lãnh đạo được khảo sát nhận định biến đổi khí hậu sẽ có tác động lớn/rất lớn đến chiến lược và các hoạt động của công ty trong vòng 3 năm tới.

Khi phát triển bền vững nói chung và Net Zero nói riêng đã trở thành mục tiêu chung của nhiều nền kinh tế, nhiều quốc gia, mục tiêu này cũng đồng thời định hình lại các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ các nước gắn với tăng trưởng xanh chặt chẽ hơn; các nước nhập khẩu hàng hóa đưa ra thêm nhiều quy định mới, yêu cầu mới có tính “xanh” hơn cho các nước xuất khẩu. Để có thể hội nhập nền kinh tế toàn cầu, gia nhập các chuỗi cung ứng bền vững, thì cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trách nhiệm, bền vững. Đây chính là điều kiện cần và đủ để chính mỗi doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu và có thể đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, xã hội và quản trị”, ông Huy nhấn mạnh.

Nâng cao năng lực của doanh nghiệp để đón nhận làn sóng đầu tư xanh

Ông Nguyễn Tuấn Quang – Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng: Biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Nếu doanh nghiệp biết tận dụng các cơ hội từ biến đổi khí hậu sẽ tiếp nhận được các mô hình kinh tế, tài chính mới; có cơ hội tham gia thị trường các- bon. Tiếp đó, là phát triển thị trường và điểm then chốt nhất là sự đổi mới về công nghệ, phát triển sản xuất, kinh doanh phát thải thấp để tăng tính cạnh tranh, tạo ra lợi nhuận bền vững.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển, huy động nguồn vốn, công nghệ từ các quỹ đầu tư, các định chế tài chính để phát triển kinh doanh theo hướng xanh và bền vững, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, khí hậu.”- ông Quang nhấn mạnh.

Nói về đầu tư cho các dự án xanh ông Justin Wu đến từ Ngân hàng HSBC cho biết: Cách tiếp cận của HSBC là thực hiện mục tiêu chung của các Chính phủ, chúng tôi đề ra mục tiêu tạo chuỗi cung ứng xanh hướng đến 1 tỷ USD vào năm 2030 đầu tư tài chính xanh.

Chúng tôi có quá trình trao đổi thông tin chủ động hợp tác cấp vốn. Các doanh nghiệp tham gia cùng chúng tôi phải đảm bảo khử carbon.”- ông Justin Wu nhấn mạnh.

Ông Lê Ngọc Ánh Minh chia sẻ về kinh nghiệm triển khai dự án xanh trong lĩnh vực năng lượng tái táo và hydrogen (Ảnh: Trần Tuấn)

Nói về kinh nghiệm triển khai các dự án năng lượng xanh, ông Lê Ngọc Ánh Minh – Chủ tịch Câu lạc bộ Hydro ASEAN Việt Nam- Chủ tịch điều hành và sáng lập Công ty TNHH Pacific Group cho biết: Chúng tôi đang thúc đẩy một số dự án trình diễn quy mô nhỏ, hệ thống phi tập trung ngoài lưới điện. Việt Nam đến nay chưa có cơ sở hạ tầng về khí đốt, LNG như ở EU hay Nhật Bản.

Theo tôi, chuỗi cung ứng cần được hình thành ngay từ bây giờ từ việc nghiên cứu công nghệ mới, tiếp nhận công nghệ và bắt đầu sản xuất thiết bị, linh kiện tại Việt Nam để giảm chi phí đầu tư nhà máy hydro. Tất nhiên Việt Nam có chi phí nhân công và các thứ khác thấp nhưng chi phí thiết bị nếu nhập khẩu thì rất đắt. Chúng ta phải suy nghĩ về điều đó để giảm chi phí. Khi chi phí hợp lý, chúng ta có thể sản xuất hàng loạt để sử dụng trong nước và xuất khẩu.”- ông Lê Ngọc Ánh Minh chia sẻ.

Có thể nhận thấy, xu hướng chuyển dịch các dòng tài chính và đầu tư theo hướng xanh trở nên rõ ràng và mạnh mẽ trên thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt sau Hội nghị COP26. Tại sự kiện này, có hơn 450 các tổ chức tài chính từ 45 quốc gia đã cam kết chuyển dịch các dòng đầu tư sang hướng tài chính xanh, với tổng giá trị tài sản quản lý lên đến hàng nghìn tỷ USD. Đây sẽ là cơ hội rất lớn mà các doanh nghiệp có thể đón nhận từ việc chuyển đổi mô hình hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Số liệu khảo sát của VCCI thực hiện với trên 10 nghìn doanh nghiệp trong cả nước cho thấy, 56% doanh nghiệp nhận thấy cơ hội từ biến đổi khí hậu. Trong đó, khoảng 30% nhận định đã đến lúc tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất, 17% cho rằng đây là cơ hội để tạo ra sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới, đồng thời, phát triển thêm thị trường cho sản phẩm đang có.

Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp lớn đã tham gia thực hiện mục tiêu phát thải bằng “0” như: Vinamilk, Vinfast, Nestle, HSBC, Unilever, Intel, Nike, Adidas, Epson, Coca-Cola..., nhờ đó các doanh nghiệp này đã bắt kịp với các yêu cầu quốc tế về giảm phát thải, cũng như sẵn sàng thực hiện chính sách của Chính phủ Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo (Ảnh: Trần Tuấn)

Việc phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ chính mình, trụ vững hơn và tìm được cơ hội bứt phá. Thậm chí, việc sản xuất xanh còn tạo cơ hội để doanh nghiệp tranh thủ được sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các địa phương”, ông Quang nhấn mạnh.

Theo ông Fukuda Koji - Cố vấn trưởng Dự án JICA SPI-NDC (Đóng góp do quốc gia tự quyết định tại Việt Nam) của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các tổ chức tài chính đang mở rộng danh mục đầu tư xanh và giảm phát thải khí nhà kính đối với các khoản đầu tư tài trợ vốn. Các dự án đầu tư xanh đang đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế và của chính các doanh nghiệp.

Điều này đã trở thành điều kiện cần và đủ để mỗi doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu; giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập đang ngày một quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường, xã hội, quản trị bền vững (ESG)”.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Giải chạy thiện nguyện 'Run to A – Land 2024': Kết nối yêu thương, khơi nguồn hy vọng

Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

Chưa đầy 1 tháng, hơn 200.000 lượt khách tham quan bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam

Dự báo thời tiết hôm nay: Rét đậm, rét hại kéo dài ở Bắc Bộ

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

VEAM trao tặng 25 máy cày cho hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai ở Bát Xát (Lào Cai)

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

19/11 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Những lời chúc hay và ý nghĩa nhất nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hà Nội: Cận cảnh khu đất sẽ được thu hồi để mở rộng đường QL1A

Nhân sự 18/11: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Cập nhật tin bão trên biển Đông – Cơn bão số 9

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết hôm nay 19/11/2024: Trung Bộ mưa to cục bộ

Hà Nội: Bán 19 thửa đất tại Thanh Oai, giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m2