Thứ bảy 16/11/2024 07:21

Doanh nghiệp khởi nghiệp nhiều nhưng tỷ lệ thành công thấp

Các chuyên gia và các nhà khoa học đều cho rằng, doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp trong nước nhiều nhưng tỷ lệ thành công thấp. Nguyên nhân được cho là các DN khởi nghiệp chưa được chuẩn bị chu đáo, chính sách hỗ trợ cũng còn thiếu và yếu.

Đây là nhận định chung của các đại biểu tại Hội thảo “Khởi nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ khu vực Tây Nam bộ và TP. Hồ Chí Minh”, do Cục Công tác phía Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12, tại TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo thu hút đông đảo nhà khoa học và doanh nghiệp khởi nghiệp

Qua việc thu thập thông tin các nhu cầu khởi nghiệp được thực hiện ở khu vực Tây Nam bộ và TP. Hồ Chí Minh, kết quả thu nhận được tổng cộng có 104 nhu cầu từ 78 cá nhân (chiếm 75%) và 26 tổ chức (chiếm 25%). Các đối tượng khởi nghiệp được khảo sát bao gồm sinh viên chiếm 19,4%, cá nhân tự do kinh doanh chiếm 43,9% DN khởi nghiệp chiếm 27,6% và một số ít DN tái khởi nghiệp chiếm 9,2%.

PGS.TS Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá, xu hướng khởi nghiệp sáng tạo chiếm ưu thế hơn so với hình thức khởi sự kinh doanh, chiếm 59,6% trên tổng số nhu cầu được khảo sát. Khởi nghiệp sáng tạo dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, từ đó sẽ xây dựng phân khúc thị trường, tạo ra sự khác biệt và có mức độ tăng trưởng nhanh.

Hoạt động hỗ trợ và liên kết cung cấp dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một mảng hỗ trợ không thể thiếu bên cạnh các chương trình nâng cao năng lực hay thúc đẩy kinh doanh cho DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. “Việc được tiếp cận với dịch vụ thuộc các lĩnh vực trọng tâm như: Pháp lý, đăng ký kinh doanh; sở hữu trí tuệ, đo lường chất lượng; tài chính, quản trị DN; sale, marketing, truyền thông sẽ tạo nền móng và tiền đề vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển của DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” - PGS.TS Phạm Xuân Đà nhấn mạnh.

Việc khởi nghiệp của các DN ngày nay cần phải gắn lĩnh vực vào ứng dụng thực tế, đồng thời vận dụng những thành tựu của khoa học công nghệ

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Mai Hương - một người có nhiều nghiên cứu về khởi nghiệp - cho hay, hiện Việt Nam có nhiều chương trình khởi nghiệp nhưng chưa có một cơ quan chuyên trách nào; thủ tục và quy định cho các startup giống như các loại hình DN khác. Đã có nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nhưng việc triển khai còn chậm và chưa đến được với nhiều startup và cũng chưa có cơ chế ưu đãi về đầu tư và thoái vốn cho các quỹ đầu tư hoặc nhà đầu tư, chưa có các chương trình thương mại hóa hiệu quả.

Bà Mai Hương đề nghị, cần cải thiện chính sách và môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, hỗ trợ startup tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo về tinh thần doanh nhân, xây dựng văn hóa và tư duy khởi nghiệp.

Đề cập đến khu vực TP. Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc điều hành Saigon Innovation Hub (SIHub) - Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh - cho biết, TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương dẫn đầu trong công tác khởi nghiệp của cả nước. Tuy nhiên cũng giống như cả nước, các dự án phần lớn đều thiếu tính sáng tạo, khả năng áp dụng khoa học công nghệ thấp.

Theo ông KimTước, nguyên nhân có nhiều nhưng có một phần đến từ các nhà đầu tư Việt Nam, họ chỉ thích đầu tư hoặc mua sản phẩm có sẵn hơn là những dự án đầu tư có yếu tố công nghệ. Điều này khác hẳn với các tập đoàn lớn của thế giới họ thường chú trọng đến các giải pháp công nghệ mang tính đột phá.

Mặc dù vậy, ông Kim Tước cũng khuyến cáo đừng lấy những “ông khổng lồ” của thế giới làm hình mẫu cho mình mà cần đo lường hệ sinh thái của mình như thế nào rồi mới đầu tư cho khởi nghiệp.

Hiện cụm từ “đổi mới sáng tạo”, “doanh nghiệp khởi nghiệp” được nhắc đến nhiều hơn và các DN cũng được ra đời nhiều hơn trong vài năm gần đây. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đã nỗ lực những bước đầu tiên để gây dựng một nền tảng khởi nghiệp để cạnh tranh trên trường quốc tế.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Khởi nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

"Làn sóng" cắt giảm nhân sự tại nhiều hãng ô tô, có nơi đã đóng cửa nhà máy

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống