Thứ năm 21/11/2024 22:01

“Dở khóc dở cười” trước thái độ xin việc của ứng viên Gen Z

Gần đây trên các diễn đàn việc làm có nhiều câu chuyện “bất lực” của giới nhân sự tuyển dụng trước thái độ đi xin việc của các bạn trẻ thế hệ Gen Z.

Ứng viên trẻ đi xin việc với thái độ “bề trên”.

Mới đây, câu chuyện đi xin việc của một bạn nữ có tên Xuân Diệu đang xôn xao dư luận trong giới tuyển dụng. Dòng tin nhắn trò chuyện được một nhân sự tuyển dụng đăng tải trên các diễn đàn với nội dung thú vị. Cụ thể bài viết cho biết, cô bé tên Xuân Diệu này nộp đơn xin việc vào công ty của cô cùng với một người bạn. Chuyện sẽ không có gì nếu bạn nữ này không có thái độ khiếm nhã, bắt ép nhân sự công ty kia phải nhận cùng lúc 2 người vì một lý do vô lý “Giờ bọn em đi 2 người thì cố nhận 2 người đi chị.” Tuy nhiên, sau khi bị nhà tuyển dụng từ chối thì bạn nữ này bất ngờ chửi mắng một cách thậm tệ với thái độ có phần thiếu văn hoá.

Một bạn nữ chửi mắng nhà tuyển dụng vì không được làm việc chung với bạn thân.

Bên dưới bình luận, rất nhiều người đã tỏ ra khá bức xúc trước thái độ của bạn ứng viên này. Đa số đều cho rằng, thái độ vô lý, sấc xược như thế thì khó có thể chấp nhận và thông cảm được. Qua đây, không ít người cũng chia sẻ thêm những câu chuyện tương tự của chính mình gặp phải đối với những ứng viên thế hệ gen Z mới ra trường những năm gần đây.

Một tài khoản có tên Song Qui Nguyễn cũng chia sẻ câu chuyện tuyển dụng nhân sự của mình khi gặp một ứng viên nói chuyện trống không, cộc lốc và thiếu chủ ngữ.

Ứng viên xin việc nói chuyện với nhà tuyển dụng cộc lốc.

Chị Nguyễn Tố Uyên – Nhân viên phòng nhân sự của một công ty công nghệ tại quận 4, TP.HCM chia sẻ: “Thỉnh thoảng gặp ứng viên bùng phỏng vấn vào phút 89 là chuyện thường gặp, nhất là các bạn tuổi từ 2k trở lên (những người sinh từ năm 2000). Có khi mình sắp xếp buổi phỏng vấn với ứng viên và các sếp trong công ty xong rồi nhưng đến lịch hẹn thì ứng viên không đến tham dự cũng không thông báo gì. Khi gọi điện lại thì có bạn bảo rằng “em quên lịch phỏng vấn”, “em ngủ quên”, “em lười đi phỏng vấn”,… Hàng ngàn câu trả lời ngây ngô đến dở khóc dở cười.

Bên cạnh đó, câu chuyện thoả thuận (deal) lương khi đi phỏng vấn của nhiều bạn trẻ cũng khiến nhiều nhà tuyển dụng đau đầu. Nhiều nhà tuyển dụng chia sẻ, những năm lại đây khi mà lứa /chu-de/the-he-gen-z.topic ra trường, họ thường gặp các bạn ứng viên yêu cầu mức lương ngang tầm với cấp trưởng phòng trong khi các bạn ấy vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tiễn.

Theo chuyên gia tuyển dụng Nguyễn Thái Hà- Giám đốc Dịch vụ Tuyển dụng tại J.O.H.N Capital chia sẻ: “Khi mà chúng ta đề xuất một mức lương với doanh nghiệp chúng ta nên bám vào nhiều căn cứ. Tốt nhất là các bạn nên tìm hiểu các báo cáo thị trường của các đơn vị uy tín cập nhật thường niên. Các đơn vị này họ có dữ liệu lớn để cho chúng ta một mẫu số chung. Từ đấy chúng ta có thể phần nào bám vào để đề xuất một mức lương hợp lý.”

Chuyên gia Thái Hà cũng khuyên rằng, các ứng viên cần cân nhắc thêm nhiều yếu tố để deal lương với nhà tuyển dụng “Thứ nhất là cần tìm hiểu luật lao động để nắm được những điều cơ bản nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân, để không bị ép lương dưới mức quy định. Thứ 2 là trả lương dựa trên khối lượng công việc mà người đó phải đảm nhận. Có thể là cùng một chức danh nhưng khối lượng công việc của các công ty cũng hoàn toàn khác nhau. Thứ 3 là dựa trên độ gấp và mức độ quan trọng của vị trí công việc đó. Công việc càng hiếm thì mức lương càng cao. Khi doanh nghiệp cần tuyển gấp thì họ có thể sẵn sàng trả một mức lương cao hơn 20 - 50% so với mức lương hiện tại của ứng viên để sớm có người làm việc.”

Ứng viên bất ngờ “bùng việc” theo cảm xúc

Không ít nhà tuyển dụng cũng than thở về vấn đề nhận việc của các ứng viên trẻ. Câu chuyện của anh Trần Minh Duy – Phòng tuyển dụng của một công ty logistic ở Quận 2, Thành phố Thủ Đức là một ví dụ điển hình. Anh cho biết, thỉnh thoảng anh sẽ gặp ứng viên đậu phỏng vấn và đã xác nhận làm việc. Vì thế, anh mới gửi email từ chối nhiều ứng viên khác và chủ động sắp xếp chỗ ngồi, báo cáo cấp trên các bộ phận quản lý liên quan. Tuy nhiên, đến ngày nhận việc, ứng viên ấy lại không liên lạc được. Thậm chí chặn cả số của nhà tuyển dụng vì lý do đã tìm được việc khác “ngon hơn” hoặc không muốn đi làm nữa. Anh cho biết những tình huống như thế này trước đây khá ít, nhưng những năm gần đây lại xảy ra thường xuyên hơn với các ứng viên trẻ.

Nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ việc đột ngột khi bất mãn với sếp.

Đó là chưa kể đến việc các bạn trẻ ngày nay có xu hướng “bỏ việc ngang” khi có điều bất mãn với sếp, công ty làm việc. Nhiều bạn không ngần ngại đột ngột nghỉ việc mà không báo trước khiến nhiều công ty trở tay không kịp.

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

(1) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày.

(2) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.

(3) Nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 3 ngày.

(4) Nếu người lao động làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Có thể nói, lý do dẫn đến thực trạng trên một phần xuất phát từ tâm lý được cha mẹ, gia đình bảo bọc, cưng chiều thái quá khiến nhiều bạn trẻ trở nên tự mãn, ỷ lại, sống và làm việc thiếu tính trách nhiệm khi bước ra ngoài xã hội. Mặc dù không phải bạn trẻ thế hệ gen Z nào cũng như thế, tuy nhiên so với các thế hệ đi trước thì rõ ràng ngày càng có nhiều bạn trẻ đang rơi vào xu hướng tiêu cực này và mặc nhiên xem đó là một chuyện bình thường.

Tiểu Kết

Tin cùng chuyên mục

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải hướng đến tăng thu ngân sách bền vững

Đâu là giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024?

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Xây dựng trung tâm thương mại Việt Nam tại Thuỵ Điển làm 'cầu nối' cho hàng Việt Nam