Thứ ba 26/11/2024 00:05

Đìu hiu phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền, TP. Hồ Chí Minh

Vắng vẻ, đìu hiu, các quán ăn kinh doanh ế ẩm, hoạt động cầm chừng là những gì đang xảy ra tại phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền sau 6 tháng đưa vào hoạt động.

Đưa vào hoạt động từ cuối tháng 12/2022, phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền tại quận 3 được kỳ vọng sẽ là điểm đến ẩm thực đường phố ban đêm hấp dẫn du khách khi ghé thăm TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên thực tế trái ngược với kỳ vọng, phố ẩm thực thường xuyên trong tình trạng vắng vẻ, đìu hiu, các quán ăn kinh doanh ế ẩm, hoạt động cầm chừng.

Phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền ế ẩm, đìu hiu khách sau 6 tháng hoạt động (ảnh được chụp vào lúc 21h)

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, tuyến phố có chiều dài 368m (từ đường Điện Biên Phủ đến Nguyễn Đình Chiểu, phường 4, quận 3) hoạt động từ 19 giờ đến 23 giờ mỗi ngày. Hiện nay, tuyến phố đang có khoảng hơn 100 tiểu thương kinh doanh, chủ yếu kinh doanh dịch vụ ăn uống (hủ tiếu, trà sữa, bánh tráng trộn, các món ăn vặt...) và một số ít kinh doanh các mặt hàng thời trang khác. Tuy nhiên trong khoảng giờ cao điểm hoạt động của tuyến phố (20 giờ - 22 giờ) các cửa hàng tại tuyến phố ẩm thực mới này có rất ít thực khách, nhiều cửa hàng rất lâu mới có khách tới ăn uống.

Các thực khách ghé thăm phố ẩm thực chủ yếu là mua mang đi

Anh Lê Tấn Bảo, Chủ một quầy bánh tráng trộn và khoai tây chiên cho biết, các quán xá ít có khách ngồi lại vì diện tích quá hẹp, nơi để xe cách khá xa khu phố dẫn tới bất tiện cho khách du lịch khi tới tham quan. “Khu phố ăn uống nhưng ăn no lại phải đi bộ xa khiến nhiều thực khách rất ái ngại khi ăn uống các món ăn như cơm, bún, cháo…”- anh Bảo chia sẻ.

Còn theo bà Lê Thị Nguyệt, chủ quán nước trên tuyến phố này, mỗi tháng bà đang phải trả 15 triệu tiền thuê mặt bằng song lượng khách tới chỉ 20 – 30 người. Hiện quán đang trong tình trạng thu không đủ trang trải các chi phí thuế, nhân công. “Tình trạng buôn bán năm nay thua xa năm ngoái, đặc biệt là từ khi tuyến phố này được chuyển thành phố ẩm thực thì chỉ đông khách những ngày đầu, từ đó tới nay tuyến phố vắng khách thê thảm, không buôn bán được”- bà Nguyệt lo lắng.

Thiếu điểm nhấn thu hút khách

Sau 6 tháng triển khai tuyến phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền, theo các tiểu thương ở đây, lượng khách giảm sâu hơn nhiều so với lúc chưa quy hoạch. Như vậy kỳ vọng về một điểm nhấn du lịch mới của TP. Hồ Chí Minh đang trái với nhiều kỳ vọng của người dân nơi đây và chính quyền thành phố

Anh Nguyễn An Khanh, người dân sống trên tuyến phố ẩm thực này cho hay: Mang tên phố ẩm thực nhưng ở đây lại có quá ít các món ăn. Anh Khanh cho rằng, nếu muốn có thêm nhiều khách tham quan, du lịch thì tuyến phố này cần phải có thêm nhiều người bán, nhiều mặt hàng để thực khách lựa chọn.

Trong khi đó, chị Hồ Thị Hoa, thực khách tham quan tuyến phố chia sẻ đã từng cố gắng ghé đường này nhiều lần nhưng không tìm được món ăn nào thu hút nên đành “quay xe” qua những điểm khác. “Hàng quán ở đây bày biện nhìn không đẹp mắt, muốn ăn nhiều món nhưng tìm mãi chẳng thấy gì vừa ý, thực đơn lại nghèo nàn. Đó là còn chưa kể không thấy chỗ để ngồi lại và để xe nên rất khó để thu hút khách”- chị Thoa nhận xét.

Trước tình trạng kinh doanh ế ẩm, đìu hiu của phố ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền, các tiểu thương kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh cần có những giải pháp như giảm thuế, chi phí mặt bằng để hỗ trợ thêm nhiều tiểu thương vào kinh doanh, đa dạng thêm các mặt hàng. Kèm theo đó cần bố trí nơi gửi xe phù hợp để thuận tiện cho khách du lịch khi tới tham quan.

Đức Hiếu
Bài viết cùng chủ đề: văn hóa ẩm thực

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu