Thứ bảy 09/11/2024 02:27

Điều tra bán phá giá ván gỗ công nghiệp: Bước tiến trong phòng vệ thương mại

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 940/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván gỗ công nghiệp có xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là sự kiện chưa từng có kể từ khi ngành gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế Việt Nam.

Quyết định được đưa ra dựa trên yêu cầu của 4 doanh nghiệp, gồm: Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang; Công ty CP Gỗ MDF VRG Dongwha; Công ty CP Gỗ MDF VRG Quảng Trị và Công ty CP Kim Tín MDF.

Lần đầu tiên điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng gỗ công nghiệp

Các doanh nghiệp này cáo buộc các sản phẩm ván gỗ công nghiệp nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam với biên độ phá giá từ 18,59 - 50,6%. Hành vi bán phá giá được khẳng định đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp trong nước.

Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc, gồm hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan và Malaysia, mức độ thiệt hại của ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp Việt Nam và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất ván gỗ công nghiệp.

Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Lâu nay, chủ yếu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị các nước nhập khẩu ra quyết định điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã có những cuộc điều tra chống bán phá giá một số mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, đối với mặt hàng gỗ đây là lần đầu tiên. Theo các chuyên gia, sự kiện này mang tính đột phá, khi chúng ta sẵn sàng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ. Đồng thời, việc sử dụng các biện pháp phòng vệ là tích cực giúp Việt Nam tránh phải đương đầu với các vụ kiện của các đối tác, nâng cao giá trị hàng hóa sản phẩm sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - nhận định: Bộ Công Thương Việt Nam quyết định điều tra hành vi bán phá giá đối với ván công nghiệp nhập khẩu của Thái Lan và Malaysia phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc điều tra mới chỉ bắt đầu, còn phải chờ kết quả điều tra như thế nào và phương cách xử lý ra sao, từ đó mới rút ra những bài học bổ ích. Dù vậy, ông Quyền cho rằng, đây là hồi chuông cảnh báo các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện luật pháp quốc tế và Việt Nam, thể hiện tính chủ quyền, bình đẳng và công khai minh bạch trong lĩnh vực giao thương quốc tế của Chính phủ Việt Nam.

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam: Doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các luật lệ quốc tế cũng như của Việt Nam; luôn đề cao tính cộng đồng và trách nhiệm xã hội.
Thanh Hà

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Tổng cục Hải quan chỉ đạo xử lý các lô hàng quá thời hạn làm thủ tục hải quan

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam