Chủ nhật 29/12/2024 02:28

Điểm tên 5 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới

Trong cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng rau quả trên toàn cầu, EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất, tiếp đến là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh và Canada.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, 5 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trên thế giới bao gồm EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh và Canada. Trong cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng rau quả trên toàn cầu, EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất, tiếp đến là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh và Canada. Trong đó, hầu hết các thị trường lớn đều tăng trị giá nhập khẩu hàng rau quả, trừ thị trường Anh và Canada.

Điểm tên 5 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới

Theo số liệu thống kê từ Eurostat, trong 4 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu hàng rau quả (HS 06,07,08 và 20, trong đó mã HS08 trừ đi mã 080131 và 080132) của EU đạt 47,6 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam còn rất thấp, chỉ chiếm 0,18% tổng trị giá nhập khẩu của EU. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng của EU trải đều trong năm và phụ thuộc phần lớn vào việc nhập khẩu từ bên ngoài.

Để rau quả vào được thị trường EU, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý, người dân EU chỉ tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao và đồng nhất, đảm bảo an toàn thực phẩm, tiện lợi, các sản phẩm phải được sản xuất theo quy trình bền vững, ít phát thải và có trách nhiệm xã hội.

Với thị trường Hoa Kỳ, theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của Hoa Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 24,1 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam có xu hướng giảm, chiếm 0,6% tổng nhập khẩu, giảm 0,12 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022.

Với nhu cầu nhập khẩu hàng rau quả trên 46 tỷ USD/năm, Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng đối với các nước xuất khẩu hàng rau quả, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc khai thác thị trường này vẫn chưa được như kỳ vọng, do khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và Hoa Kỳ quá xa nên nếu đưa trái cây tươi vào Hoa Kỳ thì vấn đề công nghệ bảo quản dài ngày phải được ưu tiên hàng đầu. Trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện mới hướng đến đối tượng tiêu dùng là người châu Á, trong đó, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ là chính.

Đây là một nguyên nhân khiến trái cây Việt Nam vào Hoa Kỳ chưa nhiều. Cần đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến các cộng đồng khác vì Hoa Kỳ là quốc gia hợp chúng quốc.

Việc thực hiện yêu cầu chiếu sạ với sản phẩm xuất tươi trong khi cơ sở chiếu sạ của ta đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ còn quá ít, đã làm tăng chi phí vận chuyển. Theo đó, cần giải quyết các vấn đề hạ tầng như giao thông, khoa học công nghệ, thương mại điện tử, logicstics, công nghệ giống và bảo quản sau thu hoạch, tìm hiểu thị hiếu khách hàng, quảng bá tiếp thị và xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 3 trên thế giới. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu hàng rau quả của Trung Quốc đạt 13,7 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2022. Với lợi thế về vị trí địa lý gần với Trung Quốc, việc vận chuyển hàng rau quả tươi của Việt Nam sang thị trường này có chi phí thấp hơn, giữ được độ tươi và chất lượng, nên có khả năng cạnh tranh hơn so với các nguồn cung cấp khác.

Tuy nhiên, để gia tăng trị giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, hàng rau quả của Việt Nam phải có chất lượng tốt, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững và tuân thủ hệ thống quy định, tiêu chuẩn hiện hành của thị trường Trung Quốc. Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, có chiến lược về logistics, xây dựng được các kho bảo quản nông sản ở các địa phương biên giới giúp bảo quản lâu hơn, giữ được chất lượng tốt khi đến thời hạn giao hàng.

AnhCanada cũng là 2 thị trường nhập khẩu chính hàng rau quả trên toàn thế giới, tuy nhiên nhu cầu nhập khẩu của cả 2 thị trường này đều giảm trong những tháng đầu năm 2023. Trong đó, trị giá nhập khẩu hàng rau quả của Anh đạt 6,1 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2023, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2022; tiếp theo là Nhật Bản đạt 5,4 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023, giảm 38%.

Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam của cả 2 thị trường chỉ chiếm chưa đến 1% tổng trị giá nhập khẩu, rất thấp so với nhu cầu. Do vậy, vẫn còn nhiều cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam khai thác.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ