Điểm danh 5 tàu “khủng nhất” của hải quân Nga

Những năm qua Điện Kremlin tiến hành hiện đại hóa hải quân Nga đầy tham vọng với việc sửa chữa các trang thiết bị cũ, cũng như cho ra đời những thiết kế mới.
Hải quân Nga diễn tập thành công với tên lửa liên lục địa mới

Dưới đây là 5 tàu “cực khủng” của hải quân Nga:

1. Tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng Pyotr Velikiy (Peter Đại đế) một trong 4 tuần dương hạm thuộc lớp Kirov (đề án 1144 Orlan), soái hạm của Hạm đội phương Bắc là tàu chiến mặt nước lớn nhất thế giới.

Tàu tuần dương Peter Đại đế có lượng giãn nước là 25.800 tấn, chiều dài 250 mét, chiều rộng tối đa 28,5 mét, thủy thủ đoàn 760 thành viên. Tàu tuần dương hạng nặng Peter Đại đế như một pháo đài nổi mang theo vũ khí, có khả năng chiến đấu với bất kỳ kẻ thù nào, tốc độ tối đa 32 hải lý/h và tầm hoạt động không giới hạn.

1 Tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng Pyotr Velikiy
Tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng Pyotr Velikiy

Tàu tuần dương hạm Peter Đại đế được các chuyên gia đánh giá là đóng vai trò một bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển của Nga, trong khi các tàu chiến hải quân khác không thể làm được một nhiệm vụ như thế.

Trong số tất cả các tàu chiến ở các hạm đội của hải quân Nga, tàu Peter Đại đế là thích hợp nhất để đánh chặn được các tên lửa đạn đạo và thực hiện các nhiệm vụ phòng không phức tạp.

Vũ khí của tàu bao gồm 20 tên lửa chống hạm siêu âm P-700 Granit có tầm bắn xa 625km, các ụ pháo tự động 130mm AK-130, tên lửa chống ngầm RPK-6M Vodopad, hai trực thăng săn ngầm Ka-27. Ngoài ra, radar Fregat-MAE có thể phát hiện mục tiêu của đối phương ở cự ly cao đến 30km và phạm vi xa hơn 300km.

2. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược K-549 “Hoàng tử Vladimir” đề án 955A lớp “Borey-A”, trang bị tên lửa R-30 “Bulava-30”.

Hoàng tử Vladimir có chiều dài 170 mét; chiều rộng 13,5 mét; lượng giãn nước đầy tải 24.000 tấn, tốc độ tối đa khi lặn đạt tới 56 km/h. Con tàu hạ thủy từ tháng 11/2017 và trải qua các bài thử nghiệm từ năm 2018 tới nay mới hoàn thành.

Tàu ngầm hạt nhân K-549 Hoàng tử Vladimir được trang bị 16 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-30 Bulava, đây cũng là tên lửa phóng từ dưới nước hiện đại nhất của Nga. Tên lửa Bulava có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, tổng đương lượng nổ lên tới 100 kT (tương đương 100.000 tấn thuốc nổ TNT), bắn trúng mục tiêu ở cự ly lên tới gần 10 nghìn km.

2 Tàu ngầm hạt nhân chiến lược K-549 “Hoàng tử Vladimir”
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược K-549 “Hoàng tử Vladimir”

Trên tàu ngầm Hoàng tử Vladimir, phần mũi tàu được thiết kế hợp lý hơn và đặc biệt là không còn những “cái bướu” của bệ phóng tên lửa trên thân tàu. Tất cả những sự thay đổi này nhằm cải thiện hiệu suất điều khiển tàu, cũng như hiệu quả khi chiến đấu.

K-549 Hoàng tử Vladimir có thể trở thành nguyên mẫu ưu việt nhất của những con tàu tiếp theo thuộc Dự án 955 lớp “Borei”.

Tàu ngầm Hoàng tử Vladimir có khả năng cơ động tốt nhất, có khả năng tác chiến ở độ sâu tốt nhất và hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại nhất.

Theo Học thuyết Hải quân của Nga, trong tương lai, các tàu ngầm của dự án này, đang được chế tạo quy mô lớn, sẽ tạo thành cơ sở cho lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

3. Tàu ngầm hạt nhân K-561 “Kazan” dự án 885M “Yasen-M”, được trang bị tên lửa hành trình “Kalibr-M” với tầm bắn 4.500 km - gần gấp đôi tên lửa hành trình gốc của nó là Kalibr 3M14.

Tàu ngầm Yasen-M có chiều dài 139 mét, đường kính 15 mét, lượng choán nước khi nổi 8.600 tấn, 13.800 tấn khi lặn, độ sâu lặn tối đa 580 mét. Yasen-M là lớp tàu ngầm đầu tiên của Nga được trang bị lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ 4, có thể hoạt động liên tục 30 năm mà không cần nạp nhiên liệu.

Tàu ngầm hạt nhân K-561 “Kazan”
Tàu ngầm hạt nhân K-561 “Kazan”

Yasen sẽ thay thế một số tàu ngầm hạt nhân, được đóng trong những năm 1970-80, đó là các tàu thuộc dự án 705 (K) “Lira”, 971 “Shchuka-B” và 949A “Antey”.

Theo các nhà phát triển, lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới sẽ có thể tăng đáng kể độ tin cậy của hệ thống động lực của tàu ngầm. Tuổi thọ sử dụng không cần nạp lại nhiên liệu phân hạch của nó đạt 25-30 năm, tương đương với tuổi thọ của chính tàu ngầm. Điểm đặc biệt của tổ hợp phát điện là hệ thống dây dẫn của chất làm mát chính được đặt trong lò phản ứng - điều làm giảm đáng kể khả năng xảy ra tai nạn và phơi nhiễm phóng xạ của thủy thủ đoàn.

Hệ thống thông tin-điều khiển để giám sát mức độ phóng xạ, được tạo riêng cho tàu ngầm hạt nhân 885 của dự án, sẽ cảnh báo cho thủy thủ đoàn trong trường hợp vượt quá mức quy định. Các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân Yasen-M được trang bị 8 ống phóng ngư lôi (dòng Yasen được 10 ống) cỡ 553mm. Phiên bản hiện đại hóa của tàu ngầm được trang bị tên lửa hành trình mới nhất “Calibre” (50 quả) và “Onyx” (40 quả), và trong tương lai, có kế hoạch trang bị vũ khí siêu thanh cho tàu ngầm bằng 40 tên lửa “Zircon”.

4. Tàu tuần dương tên lửa “Nguyên soái Ustinov” (Marshal Ustinov) là một tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển thuộc đề án 1164 “Atlant”, với hệ thống tên lửa chống hạm (ASM) P-1000 “Vulcan” được hạ thủy năm 1978 và chính thức vào biên chế Hải quân Liên Xô từ năm 1986. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã thì con tàu đã gia nhập Hải quân Nga.

Mặc dù tuổi đời rất cao so với nhiều chiến hạm của Mỹ và các quốc gia NATO, nhưng “Nguyên soái Ustinov” vẫn khiến đối phương không thể xem thường, nhờ được trang bị nhiều vũ khí tấn công cũng như phòng thủ vô cùng lợi hại.

4 Tàu tuần dương tên lửa “Nguyên soái Ustinov”
Tàu tuần dương tên lửa “Nguyên soái Ustinov”

Tàu tuần dương dài 186,4 mét, rộng 20,8 mét, lượng giãn nước 11.280 tấn, thủy thủ đoàn gần 500 người, tốc độ tối đa 32 hải lý. Vũ khí trên tàu gồm 16 ống phóng tên lửa chống hạm P-1000 Vulkan có tầm bắn tới 1.000 km, hệ thống tên lửa phòng không S-300F Fort, hai ngư lôi tên lửa chống ngầm 212 mm, ngư lôi 533 mm, pháo hạm đôi 130 mm và 6 khẩu pháo phòng không đa nòng 30 mm.

Trong thành phần tác chiến của “Nguyên soái Ustinov” còn có cả trực thăng đối ngầm Ka-27 đậu ngay trên boong tàu. Với thủy thủ đoàn 500 người, con tàu có thể thực hiện chuyến hải hành suốt 30 ngày đêm và vượt qua hơn 7.500 hải lý.

Dự kiến sắp tới đây toàn bộ các tuần dương hạm lớp Slava còn lại của Hải quân Nga cũng sẽ trải qua quá trình nâng cấp như chiếc "Nguyên soái Ustinov" để giữ vai trò kỳ hạm của biên đội tác chiến.

5. Tàu hộ tống “Gremyashchy” đề án 20385, có khả năng sử dụng tên lửa 3M-14 “Kalibr”, “Onyx” và 3M22 Zircon.

Thiết kế của Gremyashchy bắt nguồn từ chiếc Steregushchy thuộc đề án 20380, đây là lớp chiến hạm tàng hình rất hiện đại, giữ vai trò xương sống của lực lượng tác chiến ven bờ hải quân Nga những năm đầu thế kỷ XXI.

Các tàu hộ tống đa năng của đề án này được thiết kế để phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm và tàu nổi của đối phương trong khu vực hải lãnh gần, thực hiện việc đổ bộ của quân đội, bảo vệ khu vực ven biển và hộ tống các tàu khác.

5 Tàu hộ tống “Gremyashchy”
Tàu hộ tống “Gremyashchy”

Tàu lớp Gremyashchy có chiều dài 105 mét, chiều rộng 13 mét, mớn nước 7,95 mét, lượng giãn nước 2.200 tấn. Tàu được trang bị 1 bệ pháo 100mm А-190, 2 bệ pháo 6 nòng 30 mm АK-630М. Các tàu này có thể mang các trực thăng Kа-27PL.

Các tàu hộ vệ lớp Gremyashchy sẽ được trang bị 8 ống phóng thẳng đứng UKSK chứa tên lửa hành trình chống hạm P-800 Oniks (Onyx) hoặc Kalib-NK bố trí trước tháp điều khiển, thay thế 2 cụm 4 ống phóng KT-184 của tên lửa Uran ở giữa tàu trên các lớp trước.

Bên cạnh đó, tàu còn được tích hợp pháo hạm A-190-01 cỡ 100 mm, tổ hợp ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Paket-NK cỡ 330 mm với cơ số 8 quả và 2 súng máy hạng nặng KPV cỡ 14,5 mm.

Cảm biến chính của Gremyashchy bao gồm 4 radar mảng pha quét điện tử chủ động (AFAR) quay về 4 góc tương tự như cách bố trí của hệ thống Aegis, cho khả năng bao quát đủ 360 độ và không bị ngắt quãng do phải xoay ăng ten.

Ngoài phục vụ hải quân Nga, tàu hộ vệ tên lửa Dự án 20385 lớp Gremyashchy còn được đánh giá có tiềm năng xuất khẩu rất cao khi nhiều quốc gia trên thế giới đã bày tỏ mối quan tâm đặc biệt.

Bình Nguyên (theo National Interest)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 27/4: Máy bay ném bom tương lai của Trung Quốc trang bị 3 động cơ; Hàn Quốc nâng cấp 36 máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk.
Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 26/4: Đức không được cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine do sự hạn chế từ các công ty Hoa Kỳ cung cấp linh kiện quan trọng.
Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 25/4: Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ hải quân khi nguyên mẫu vũ khí đã được giới chức nước này đánh giá là đủ tin cậy
Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 24/4: Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI quân sự, đó là lời nhấn mạnh của Tổng thống Nga trong phát biểu mới đây.
Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 23/4: Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống Patriot khi tích hợp hệ thống radar mảng định pha chủ động công nghệ ưu thế hơn.

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 21/4: Hoa Kỳ nghiên cứu chế tạo “vũ khí ngày tận thế” tương tự Nga với mẫu thiết bị lặn Poseidon mang vũ khí hạt nhân hủy diệt.
Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 20/4: Tên lửa Taurus không thể xoay chuyển chiến sự tại Ukraine, khi có thông tin về việc Berlin có thể cung cấp vũ khí này.
Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 19/4: Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử của đối phương khi phát triển phần mềm phát hiện và chỉ thị mục tiêu.
Tên lửa Iskander được coi là vũ khí

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 18/4: Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine qua lời nhận xét của chuyên gia quân sự người Mỹ Will Shriver.
Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 17/4: Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình tác chiến người - máy với việc tích hợp người điều khiển robot chiến đấu trong đội hình mới.
Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Tin công nghiệp quốc phòng (ngày 16/4): Hoa Kỳ hiện đại hóa gấp xe tăng Abrams với thời gian dự kiến từ 24-30 tháng kể từ khi tiến hành công việc.
Vệ tinh Starlink

Vệ tinh Starlink ' bị hủy diệt' bởi tác chiến điện tử của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 14/4: Starlink đã bị tác chiến điện tử của Nga “bóp nghẹt” ở Ukraine, đó là nhận xét của chỉ huy quân sự Ukraine từ thực tế.
Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 13/4: Binh sĩ Ukraine chê vũ khí viện trợ kém hiệu quả khi có giá thành quá đắt đỏ, dễ tổn thương và khó sửa chữa
Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 12/4: Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới, khi nhấn mạnh tỷ lệ hiện đại hóa của Hải quân Nga hiện đã đạt ngưỡng 100%.
Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 11/4: Pháp đang muốn tự phát triển pháo phản lực nội địa với tầm bắn lên tới 150 km dự kiến ra mắt vào năm 2027.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Hải quân Hoa Kỳ trang bị thêm tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới

Hải quân Hoa Kỳ trang bị thêm tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 10/4: Hải quân Hoa Kỳ đã nhận được tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới với tên gọi Iowa.
Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle

Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 8/4: Hoa Kỳ công bố thông tin về tên lửa siêu vượt âm Dark Eagle. Lockheed Martin đang hoàn thiện tên lửa siêu âm LRHW
Hoa Kỳ lần đầu trang bị tàu ngầm không người lái dưới nước

Hoa Kỳ lần đầu trang bị tàu ngầm không người lái dưới nước

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 7/4: Hoa Kỳ đưa vào trang bị tàu ngầm không người lái đầu tiên. Phương tiện này do Công ty quốc phòng Anduril phát triển.
Lộ diện

Lộ diện 'sát thủ diệt tăng' hiệu quả nhất của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 6/4: Hoa Kỳ nhận diện “sát thủ diệt tăng” hiệu quả nhất của Nga là dòng tên lửa Kornet với hiệu quả thực chiến được chứng minh.
Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” bất khả chiến bại của Nga

Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” bất khả chiến bại của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 5/4: Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” của Nga là xe tăng T-72. Sau 50 năm ra đời, xe tăng chiến đấu này vẫn đang phục vụ.
Anh khó sở hữu

Anh khó sở hữu 'đối trọng' của siêu tăng T-14 Armata

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 4/4: Anh khó có thể sớm sở hữu 'đối trọng' của xe tăng Armata khi nguồn lực phân bổ cho chương trình phát triển không đầy đủ.
Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/4: Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa; Nga phát triển hệ thống chế áp quang điện tử tích hợp phương tiện chiến đấu.
Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/4: Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm UAV in 3D, khi các thử nghiệm loại vũ khí sản xuất hàng loạt mới cho thấy tốc độ và hiệu quả.
Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp

Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/4: May bay chiến đấu F-16 sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp với các kíp phi công Ấn Độ tại Iniochos-2025.
Mobile VerionPhiên bản di động