Thứ ba 19/11/2024 18:20

Dịch vụ giao hàng thức ăn: "Cuộc chiến” ngày càng khốc liệt

Cuộc chiến dịch vụ gọi xe chỉ mới hạ nhiệt đôi chút thì tại thị trường Việt Nam, bắt đầu có “cuộc chiến” mới trong mảng gọi thức ăn.
Trang web giới thiệu giao hàng thức ăn trực tuyến

Tốc độ phát triển chóng mặt

Vừa qua, Grab Việt Nam đã chính thức cho ra mắt Grabfood tại thị trường Hà Nội. Trước đó, GrabFood được thử nghiệm vào tháng 5/2018 tại TP. Hồ Chí Minh, chính thức triển khai vào tháng 6/2018 và đang đạt mức tăng trưởng ấn tượng qua từng tháng. Theo thống kê từ Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, năm 2017, mới chỉ có 30% số người dân thành thị sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn trực tuyến tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; 6 tháng đầu năm 2018, con số này đã lên tới hơn 70%. Như vậy, chỉ trong một năm, lượng người dùng dịch vụ này đã tăng tới 40%, mặc dù mới chỉ giới hạn ở khu vực thành thị - nơi tập trung lượng lớn dân văn phòng.

Ông Jerry Lim - Giám đốc Grab Việt Nam - cho biết, tại TP. Hồ Chí Minh, GrabFood đang đạt mức tăng trưởng ấn tượng. Thậm chí, “con số thống kê về tốc độ tăng trưởng được cập nhật qua từng tháng, không phải từng quý hay năm” - ông Jerry Lim nhấn mạnh. Đơn cử, tháng 9/2018, số lượng đơn hàng GrabFood đã tăng gấp 2,3 lần so với tháng trước đó. Tại Hà Nội, GrabFood được thử nghiệm ngày 5/9/2018, sau gần 1 tháng, số lượng đối tác kinh doanh tăng gấp 8 lần.

Trước khi GrabFood xuất hiện, khách hàng Việt chủ yếu gọi giao hàng đồ ăn qua các trang: Lalamove, Hungry.vn, Chonmon.vn… và phổ biến nhất là Now.vn (khởi phát từ trang web ẩm thực Foody.vn). Đây đều là những dịch vụ giao thức ăn chuyên nghiệp theo yêu cầu của khách hàng. Hiện, Now.vn có gần 40.000 nhà hàng, quán ăn là đối tác với hàng trăm nghìn món ăn.

Tiềm năng nhưng không dễ dàng

Khác với giao nhận truyền thống thuần túy là chỉ vận chuyển hàng hóa, dịch vụ giao hàng thức ăn cần đáp ứng rất nhiều yếu tố đặc thù, như: Thời gian giao - nhận rút ngắn tối đa, hỗ trợ thanh toán, tích hợp vào hệ thống online của người bán, tương tác với khách hàng và đặc biệt là giá.

Doanh nghiệp phải cùng lúc giải được nhiều bài toán như: Tối ưu hóa việc vận chuyển cho cả đối tác và khách hàng; công tác hậu cần, bán hàng, bảo hành… mới có thể có hướng đi lâu dài. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp phải có nền tảng tích hợp công nghệ cao, quy trình tương đối chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau của khách hàng. Đồng thời, phải có sự liên kết chặt chẽ với đối tác kinh doanh, phối hợp thực hiện các chương trình ưu đãi… Đơn cử, ứng dụng Now.vn thường áp dụng chính sách bên bán và bên mua cùng chung một quận hoặc liền kề sẽ được miễn phí giao nhận hoặc mức thu phí thấp, với điều kiện giá trị đơn hàng phải đạt được “doanh số”. Cùng với phương châm “một món cũng giao”, Now.vn đã có tầm phủ sóng ở nhiều đô thị lớn, số lượng nhân viên chính thức và tự do lên tới hàng chục nghìn lao động.

Để cạnh tranh, bên cạnh ưu đãi giá, GrabFood ra đời với phiên bản ứng dụng dành riêng cho các đối tác kinh doanh. Theo đó, đối tác kinh doanh của Grab có thể cập nhật thông tin giờ mở cửa, thực đơn thay đổi, hay cửa hàng đã hết một món ăn nào đó ngay trên ứng dụng Grab...

Có thể nói, ứng dụng giao hàng đồ ăn thực sự là “mảnh đất” màu mỡ nhưng cũng không dễ khai thác, đặc biệt khi ngày càng phải cạnh tranh với những đơn vị đã có sẵn nền tảng dịch vụ, được đầu tư lớn… Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, các chuỗi nhà hàng/quán ăn cùng đơn vị giao thức ăn tận nơi cần có sự hợp tác, có hình thức hấp dẫn khuyến mại hấp dẫn người dùng để phát triển mảng dịch vụ này.

Theo báo cáo của Euromonitor - công ty chuyên nghiên cứu thị trường toàn cầu, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam giá trị khoảng 33 triệu USD vào năm nay, dự báo sẽ đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020.
Thu Hà

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%