Thứ năm 03/04/2025 08:21

Di tích chùa Tây Phương- nét văn hoá độc đáo xứ Đoài

Chùa Tây Phương là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc truyền thống và không gian sinh cảnh tự nhiên, xứng danh với tên gọi “đệ nhất cổ tự"

Di tích Chùa Tây Phương đã thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc truyền thống, điêu khắc Việt Nam và là minh chứng một nền văn hóa lâu đời của xứ Đoài nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất (TP. Hà Nội).

Cổng chính chùa Tây Phương

Theo truyền thuyết để lại, chùa Tây Phương được xây dựng từ thế kỷ thứ III, đến thế kỷ thứ IX chùa được xây dựng lại nhưng hồi đó vẫn chỉ là ngôi chùa nhỏ. Đến giữa thế kỷ thứ XVI (năm Giáp Dần đời Lê Trang Tông 1554) chùa Tây Phương được xây dựng như hiện nay. Năm Canh Tý đời Lê Thần Tông 1660, Chúa Tây vương Trịnh Tạc đã qua đây thấy cảnh chùa trang nghiêm, đẹp đẽ đã cho sửa lại và làm thêm tam quan. Dưới thời Tây Sơn, năm 1794 chùa được đại trùng và gọi là Tây Phương cổ tự như tên gọi hiện nay.

Mỗi bậc đá ong nơi đây đã in dấu của khách hành hương đến chùa

Di tích chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử, nó còn nổi tiếng ở cảnh quan mê hồn, bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu giữa núi non, sông nước gắn liền với quan niệm phong thủy phương Đông. Giữa không gian thanh tịnh được bao trùm bởi cảnh sắc thiên nhiên khoáng đạt trên đỉnh núi, chùa Tây Phương hiện lên với những nét cổ kính, trầm mặc. Lần theo 239 bậc đá ong ngàn năm rêu phong lên “đệ nhất cổ tự” mà thầm cảm phục tài hoa của người xưa. Đã bao năm trôi qua, mỗi bậc đá ong nơi đây đã in dấu của khách hành hương đến chiêm ngưỡng cảnh chùa với tâm linh mơ ước hạnh phúc an lạc, phồn vinh.

Chùa Tây Phương được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam
Các mái đều cong và trên có gắn “tứ linh”

Đặt chân vào giữa không gian thâm trầm, cổ kính của chùa Tây Phương, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước sự bền bỉ, vẹn nguyên của từng thớ gỗ, đường nét kiến trúc dù đã qua bao thế thế kỷ, chứng kiến nhiều thăng trầm của dân tộc. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc chữ Tam với ba toà cất dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa song song với nhau, gồm chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Mỗi toà đều có kiến trúc riêng rẽ, nhưng hợp thành một quần thể hài hòa, thống nhất. Phần mái chùa được xây gồm 2 lớp ngói và nếu như phần mái trên có múi in nổi hình lá đề thì lớp ngói dưới có hình vuông đơn ngũ sắc giống như màu áo cà sa của các vị cao tăng.

Những góc mái cong cong rất độc đáo
Nghệ thuật trạm trổ, tạo hình trên gỗ tinh xảo
Những bức tượng phật bên trong chùa Tây Phương

Các mái đều cong và trên có gắn “tứ linh” bằng sành nung rất tinh xào, thanh thoát. Những góc mái cong cong, lô xô nhô ra, thụt vào hòa quyện cùng vẻ đẹp thiên nhiên khiến không gian chùa Tây Phương càng thiêm huyền diệu. Cả hai tầng mái đều theo kiểu “tàu đao lá mái”, giữa hai tầng là cổ diêm được bưng kín bởi những tấm ván đố. Lối kiến trúc, nghệ thuật trạm trổ, tạo hình trên gỗ và những hoa văn trang trí ở chùa Tây Phương thể hiện trình độ kỹ thuật tinh xảo và sự tài hoa của người xưa…

Bộ tượng gỗ thể hiện sự tài hoa của những người thợ xứ Đoài

Chùa Tây Phương còn nổi tiếng ở bộ tượng thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng, có thể coi là Phật điện đông đúc nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam có giá trị tiêu biểu, xuất sắc về tượng gỗ. Trong đó có 62 pho tượng hầu hết được tạc bằng gỗ mít nguyên khối, thể hiện sự tài hoa của những người thợ mộc xứ Đoài, được đánh giá cao về nghệ thuật tạc tượng cổ nước ta gồm: Tượng la hán, tượng tổ, kim cương, hộ pháp. Các bộ tượng gồm Tam thế Phật (quá khứ, hiện tại, tương lai), tượng Di đà tam tôn, tượng Tuyết sơn miêu tả đức phật Thích Ca trong thời kỳ tu khổ hạnh. Hai bên tượng Tuyết Sơn có tượng A Nan và Ca diếp đứng hầu; tượng đức phật Di Lặc tượng trưng cho vị phật của thế giới cực lạc tương lai; tượng Văn Thù Bồ Tát; tượng phổ hiền Bồ Tát; tượng Bát bộ Kim cương…

Năm 2014, Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là Di tích Quốc gia đặc biệt

Với những giá trị về kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, năm 1962, chùa Tây Phương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia. Năm 2014, Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật. Năm 2015, Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn đã được Thủ tướng Chính Phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Và vừa qua chùa Tây Phương được công nhận là điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt và tổ chức quản lý, khai thác theo đúng quy định của Luật Du lịch.

Du khách đến di tích chùa Tây Phương tham quan chiêm bái

Hằng năm, chùa Tây Phương tổ chức lễ hội vào ngày 6/3 âm lịch. Đây là dịp để du khách thập phương đến lễ chùa, vừa là để tham quan những công trình nghệ thuật độc đáo của mảnh đất Hà Thành. Trải qua bao biến đổi của lịch sử cùng với sự bào mòn của thời gian nhưng chùa Tây Phương vẫn luôn để lại trong lòng mỗi du khách ấn tượng sâu sắc về nền nghệ thuật cổ Việt Nam, nghệ thuật điêu khắc đã chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của ông cha ta.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Công chiếu thử phim tài liệu 'Thời đại Hùng Vương'

Phú Thọ: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ

Gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ

Đền Hùng chật kín khách thập phương trong ngày đầu khai hội

Hà Nội: Ấn tượng hàng trăm thiếu nữ diện áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam

600 món ngon quy tụ tại lễ hội văn hóa ẩm thực

Gây dựng ‘sếu đầu đàn’ đưa văn hóa Việt vượt đại dương

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn đạo diễn chương trình 'Nam Tây Nguyên vui ngày giải phóng'

Thủ tướng Singapore ‘bắt trend’ làm video tiktok về chuyến thăm Việt Nam

Bàn giao Báo điện tử Tổ Quốc sáp nhập vào Báo Văn Hóa

MC Khánh Vy: Đoàn viên - dấu ấn của sự nhiệt huyết, tiên phong

Triển lãm nghệ thuật đặc sắc ''Đà Nẵng gấm hoa''

Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Múa Việt Nam

Cảnh quan Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm giải phóng Quảng Ngãi

Điện Biên: Lễ hội Thành Bản Phủ tôn vinh vị tướng tài của dân tộc

Hòa nhạc ''Đà Nẵng - Khúc khải hoàn tháng 3''

Khai mạc Triển lãm ''Đà Nẵng - Xưa và Nay''

Có gì tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025?

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Bà Triệu năm 2025