Đến năm 2030, Hà Nội có thêm 7 quận

Ngày 5/5, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, trong đó có từ 4-7 huyện sẽ lên quận.
Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết bền vững Hà Nội: Đón hơn nửa triệu khách du lịch trong 4 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5

Nghị quyết nêu, Hà Nội còn nhiều hạn chế cần khắc phục; tiềm năng thủ đô chưa được khai thác đầy đủ; tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; chưa hoàn thành một số mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng.

Đến năm 2030, Hà Nội có thêm 7 quận
Hà Nội sẽ có nhiều huyện lên quận

Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Năng lực cạnh tranh còn thấp, nhất là so với khu vực và thế giới.

Bộ Chính trị đánh giá hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển của Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu; phát triển kinh tế, xã hội, phát triển đô thị chưa toàn diện, thiếu đồng bộ... Nhiều dự án lớn chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực. Việc quy hoạch xây dựng các đô thị vệ tinh không đạt kế hoạch.

Do đó, Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 đặt mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội là thành phố "văn hiến, văn minh, hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước; có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phát triển ngang tầm với thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng GRDP của Hà Nội phải cao hơn mức bình quân chung cả nước; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người 12.000-13.000 USD.

Năm 2045, Hà Nội sẽ là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng sống cao, thu nhập bình quân đầu người hơn 36.000 USD. Năm 2025, Hà Nội có 3-5 huyện lên quận; năm 2030 thêm 1-2 huyện lên quận. Sông Tô Lịch, sông Đáy, sông Nhuệ... sẽ được cải tạo.

Thành phố cần đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt. Các ngành được ưu tiên là dịch vụ giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics; phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch.

Theo nghị quyết, quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được triển khai với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan hài hòa hai bên sông. Đô thị thông minh trên cơ sở phát triển hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; quy hoạch, ổn định dân cư hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống; phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh, không gian cộng đồng.

Thành phố phấn đấu hoàn thành Vành đai 4 trước năm 2027; xây dựng Vành đai 5 trước năm 2030; mở rộng, nâng cấp sân bay Nội Bài; xây dựng thêm một sân bay quốc tế.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Xem thêm