Đề xuất 6 giải pháp tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch Covid-19

Chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, thậm chí là bị đứt gãy do dịch bệnh Covid-19 gây ra hiện được xem là một điểm nghẽn của nền kinh tế cần tập trung tháo gỡ. Trong báo cáo ngày 1/9/2021, nhóm chuyên gia đến từ trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra khuyến nghị một số giải pháp trước mắt nhằm gỡ điểm nghẽn này.

Về thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, báo cáo cho rằng chuỗi cung ứng mặt hàng chế biến chế tạo như điện, điện tử, máy móc thiết bị… bị đứt gãy liên quan tới các khu vực bị nhiễm dịch mạnh như TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt các chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp công nghệ cao (điện, điện tử, ô tô…) bị ảnh hưởng về đáp ứng điều kiện lao động. Chuỗi cung ứng ngành ô tô có bị ảnh hưởng ngoài nguyên nhân Covid-19, còn do hạn chế thương mại của Mỹ đối với các nhà sản xuất chip, vật liệu bán dẫn ở Trung Quốc.

Chuỗi cung ứng hàng thủy sản do lao động bị cách ly, dãn cách, còn chuỗi mặt hàng nông sản do đình trệ lưu thông, thông tin thị trường và lao động lái xe. Việc nhiều vùng sản phẩm đến kỳ thu hoạch mà không có đầu ra và khó vận chuyển gây ra đứt gãy.

Liên quan đến chuỗi cung ứng hàng dệt may, chuỗi cung ứng này bị đứt gãy do lao động bị giãn cách, điều kiện sản xuất “3 tại chỗ” hay “1 cung đường 2 hoặc 3 điểm đón” chưa phù hợp với tất cả các địa phương khác nhau và bối cảnh dãn cách với mức độ cao hơn Chỉ thị 16.

Việc thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, mô hình “ba tại chỗ” và “một cung đường – hai điểm đến” một cách cứng nhắc đang gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp cả về chi phí lẫn rủi ro kiểm soát bệnh tật, sức khỏe và không gian ăn ở, do điều kiện vật chất đáp ứng “ăn” và “nghỉ” không được thiết kế từ đầu. Nhiều lao động có trình độ cao tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng … nơi bị phong tỏa bị chốt chặt, không thể đến nơi làm việc, làm đứt gãy nguồn lao động. Biện pháp kiểm soát lưu thông và quan niệm “hàng thiết yếu” ở các địa phương khác nhau đã gây cản trở hoạt động vận chuyển và lưu thông hàng hóa”- báo cáo của Đại học Kinh tế quốc dân nhìn nhận.

Đề xuất 6 giải pháp tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch Covid-19
Cho phép lao động bảo đảm điều kiện an toàn dịch bệnh tham gia hoạt động kinh doanh (ảnh minh họa)

Trước mắt để tháo gỡ những đứt gãy liên quan đến các chuôi cung ứng, báo cáo của Đại học Kinh tế quốc dân khuyến nghị Chính phủ chỉ đạo các giải pháp.

Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương thực hiện theo đúng tinh thần của Chỉ thị 16, bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất.

Thứ hai, cho phép các doanh nghiệp được phép sử dụng lao động đủ điều kiện an toàn (tiêm đủ hai mũi vắc xin hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ) cũng như cho phép các lao động đủ điều kiện an toàn được quyền tham gia các hoạt động kinh doanh bình thường; đặc biệt các lao động tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có không gian độc lập tách rời khu dân cư.

Thứ ba, nên bỏ quy định về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong Chỉ thị 16, thay vào đó, cần quy định các hàng hóa và dịch vụ không được phép lưu hành.

Thứ tư, thay thế cơ chế “luồng xanh” bằng cơ chế cho phép xe tự do di chuyển các tuyến đường trục quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường chính (tuyến đường xanh) nhưng quản lý chặt lái xe (phải đảm bảo đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ) không được đỗ, dừng và xuống hàng tùy tiện tại địa phương. Không bắt buộc các phương tiện vận tải phải dừng để kiểm tra khi các trạm kiểm tra/kiểm soát phòng dịch có thể nhận diện ra các phương tiện an toàn đi qua bằng các phương pháp nhận diện tự động.

Mỗi địa phương tổ chức ngay vùng đệm là các trung tâm logistics để hạ tải và luân chuyển hàng hóa cho nhu cầu của doanh nghiệp và cư dân địa phương; tổ chức các đội tuần tra trên các trục quốc lộ, tỉnh lộ; bảo đảm không cho hạ tải hoặc luân chuyển hàng hóa ngoài khu vực quy định. Tại các trạm tiếp liệu xăng dầu, phải có khu xét nghiệm nhanh, cách ly lái xe khi tiếp liệu, quy định rõ các điểm dừng nghỉ, kể cả cung đường đi và về”- báo cáo khuyến nghị.

Thứ năm, xây dựng ứng dụng điện tử (App) “Nguồn lao động an toàn mùa dịch” nhằm thông tin tuyển dụng và việc làm tạm thời tại các khu công nghiệp, các tỉnh thành giúp cho các lao động “vùng xanh” có việc làm ngay, doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất dễ tiếp cận nguồn lao động an toàn.

Thứ sáu, Chính phủ tăng cường đối thoại chính sách và quy định với các bên liên quan, đặc biệt là các hiệp hội, doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng từ giãn cách do dịch Covid-19.

Báo cáo khuyến nghị các địa phương có chính sách kịp thời và mau lẹ để huy động mọi nguồn lực tại chỗ từ nguồn nhân lực, vật lực,tài chính như đội ngũ chuyên gia các lĩnh vực, thương nhân, nhà sản xuất, mặt bằng kho bãi, nhân lực vận hành, phương tiện vận tải, thiết bị công nghệ, tài chính... để kịp thời thay thế các chuỗi cung ứng dài bằng chuỗi cung ứng ngắn tại các địa phương có dịch.

Liên quan đến giải pháp lâu dài hơn để khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong bối cảnh dịch Covid-19 còn có thể diễn biến kéo dài, báo cáo cho rằng cần phải có tư duy logistics ngay trong khâu hoạch định, thực thi chiến lược phòng chống dịch Covid-19 nhằm bảo đảm đầy đủ, đồng bộ và kịp thời các yếu tố vật chất và con người cho phòng chống dịch Covid-19. Chiến lược phòng chống dịch Covid-19 phải đi kèm chiến lược hậu cần-logistics một cách thống nhất.

Chính phủ và các bộ cần hoàn thiện thể chế, pháp luật logistics nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các hoạt động logistics trên thị trường trong mọi tình huống; bổ sung và hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp logistics thông qua xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp này với tất cả các loại hình vận tải.

Cùng với đó đổi mới toàn diện hệ thống dự trữ quốc gia để nâng cao hơn nữa vai trò, sứ mệnh, công cụ dự trữ quốc gia trong hệ thống logistics trước những biến động khó lường. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics (bao gồm các khu công nghiệp logistics, trung tâm logistics, cụm logistics…) đồng bộ, hiện đại, tiến tới xây dựng thị trường bất động sản logistics Việt Nam.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Việt Nam - Thái Lan phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều 25 tỷ USD

Việt Nam - Thái Lan phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều 25 tỷ USD

Việt Nam - Thái Lan thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, phấn đấu đến năm 2030 đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 25 tỷ USD.
Phát triển kinh tế tư nhân phải bằng cơ chế đủ mạnh, mang tính đột phá

Phát triển kinh tế tư nhân phải bằng cơ chế đủ mạnh, mang tính đột phá

Sáng 16/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ chiến lược, không chỉ là khẩu hiệu

Phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ chiến lược, không chỉ là khẩu hiệu

Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân nhằm thể chế hóa Nghị quyết 68, tháo gỡ vướng mắc và tạo động lực cho kinh tế tư nhân.
Quốc hội bàn cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội bàn cơ chế đặc thù phát triển kinh tế tư nhân

Ngày 16/5, Quốc hội thảo luận hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân trước khi thông qua vào ngày 17/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 tại Nghệ An

Lễ hội Làng Sen 2025 là sự kiện chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, chào mừng Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Thái Lan

Chiều 15/5, Chủ tịch Quốc hội hội kiến Thủ tướng Thái Lan nhân dịp bà thăm Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan từ ngày 15-16/5.
Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn phát triển năng lượng tái tạo

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn phát triển năng lượng tái tạo

Thủ tướng đề nghị WB hỗ trợ vốn cho Việt Nam vào các lĩnh vực ưu tiên như cơ sở hạ tầng, chuyển dịch năng lượng, dự án đường cao tốc Bắc - Nam.
Chính phủ họp bàn gỡ vướng cho các dự án tồn đọng

Chính phủ họp bàn gỡ vướng cho các dự án tồn đọng

Ban Chỉ đạo 751 sẽ trình Chính phủ ban hành một Nghị quyết chung về các nguyên tắc và giải pháp tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Nghiên cứu chuyển đổi nhà ở thương mại kém hiệu quả sang nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu chuyển đổi các dự án nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại kém hiệu quả, bị bỏ hoang sang nhà ở xã hội.
Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Ngày 15/5, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cập nhật về tình hình đàm phán thương mại Việt Nam - Mỹ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của APEC trong hệ thống thương mại đa phương toàn cầu.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ hộ kinh doanh kê khai thuế minh bạch và thể chế hóa chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Tổng Bí thư: Nghệ An phải trở thành mô hình phát triển hiện đại của miền Trung trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư: Nghệ An phải trở thành mô hình phát triển hiện đại của miền Trung trong kỷ nguyên mới

Sáng 15/5, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An.
Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ lưỡng nội dung đề xuất của VinSpeed về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ Xây dựng tổng hợp và báo cáo Chính phủ trước 22/5.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp, làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tại APEC 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp, làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tại APEC 2025

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp, làm việc với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Miyaji Takuma.
Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội góp ý dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, nhấn mạnh hoàn thiện chính sách nhân lực, bảo đảm minh bạch trong quản lý sự cố bức xạ.
Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Đại biểu Quốc hội kiến nghị bổ sung cơ chế đặc biệt cho các địa phương xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chính sách đãi ngộ và nguyên tắc trách nhiệm toàn diện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ quan điểm về AI và thương mại tại APEC 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ quan điểm về AI và thương mại tại APEC 2025

Chiều 15/5, tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Đoàn công tác Việt Nam dự, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC trong cả hai phiên.
Trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân

Trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phân nhóm 3 giải pháp thể chế hóa Nghị quyết 68-NQ/TW nhằm kịp thời tháo gỡ nút thắt, tiếp sức cho kinh tế tư nhân bứt phá.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc tại APEC 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc tại APEC 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Cheong In Kyo trao đổi về các giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư...
Sửa đổi luật nhằm rút gọn quy trình lập pháp

Sửa đổi luật nhằm rút gọn quy trình lập pháp

Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) nhằm hoàn thiện mô hình chính quyền mới, rút gọn quy trình lập pháp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2025 ngày 15/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp song phương với Tổng giám đốc WTO theo đề xuất của WTO
Đại biểu có thể xin phép vắng mặt qua App Quốc hội

Đại biểu có thể xin phép vắng mặt qua App Quốc hội

Theo dự thảo Nghị quyết sửa đổi về nội quy kỳ họp Quốc hội, đại biểu vắng mặt họp có thể xin phép qua App Quốc hội.
Bác bỏ đề xuất tăng mức phạt hành chính gấp 2 lần tại Hà Nội

Bác bỏ đề xuất tăng mức phạt hành chính gấp 2 lần tại Hà Nội

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đã bác bỏ đề xuất mức xử phạt vi phạm hành chính gấp 2 lần tại địa bàn Hà Nội vào sáng nay 15/5.
Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ cần rà soát, phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương.
Mobile VerionPhiên bản di động