Thứ tư 27/11/2024 18:34

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Đảm bảo đúng định hướng

6 tháng đầu năm, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương được triển khai khá toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn cần được tháo gỡ.

Theo Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Công Thương, thực hiện nhiệm vụ định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ đào tạo và ngành Công Thương, vụ đã tập trung hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc bộ, xây dựng, hoàn thiện Chiến lược phát triển trường; xây dựng danh mục ngành nghề đặc thù, danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại; phối hợp xây dựng kế hoạch hợp tác giữa Bộ Công Thương với Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp, thương mại. Các nhiệm vụ liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các đề án, Chương trình Mục tiêu Quốc gia cũng đã được triển khai thực hiện.

6 tháng đầu năm, công tác đào tạo ngành Công Thương được triển khai khá toàn diện

Về công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chuyên môn của cán bộ công chức, viên chức, vụ đã tập trung vào công tác đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn trong nước. Theo đó, từ tháng 1 - 5/2022, bộ đã thông báo, thẩm định hồ sơ và ra quyết định cử hơn 200 lượt cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng. Còn đào tạo bồi dưỡng dài hạn, đào tạo sau đại học trong nước, trong 5 tháng đầu năm có 5 công chức được cử đi học; về đào tạo cao cấp lý luận chính trị, sau khi được Ban Tổ chức Trung ương giao chỉ tiêu xét tuyển năm 2022, bộ đã tổng hợp danh sách cán bộ công chức đăng ký đi học và rà soát để gửi các học viện chính trị với số lượng đề xuất xét tuyển 85 chỉ tiêu.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn sau đại dịch, công tác về đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Công Thương được đánh giá đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, Theo Vụ Tổ chức Cán bộ, vẫn còn nhiều vướng mắc, tồn tại cần khắc phục. Cụ thể, sau khi các địa phương giải tán khu cách ly và trả lại cơ sở vật chất cho các trường thì hầu hết nhà cửa, thiết bị của trường đều xuống cấp, hỏng hóc, không đảm bảo chất lượng dạy học hoặc cho sinh viên nội trú sinh hoạt. Hiện, các trường cũng đều đang gặp khó khăn trong cân đối nguồn sửa chữa, nâng cấp các cơ sở này.

Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ theo chương trình, đề án, dự án đầu tư chậm tiến độ giao vốn do quy trình phê duyệt kế hoạch vốn đến tháng 6 mới ra thông báo, ảnh hưởng đến tiến độ giao kinh phí, thực hiện và giải ngân. Đặc biệt, bộ có mạng lưới Thương vụ và Trung tâm Xúc tiến thương mại, trưng bày hàng hóa sản phẩm Việt Nam ở 53 nước và vùng lãnh thổ với khoảng 140 công chức. Song do điều kiện công tác xa, các công chức ít được học tập, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước,... Ngoài ra, bộ đã tiếp nhận 5.488 công chức quản lý thị trường về bộ từ năm 2018, đặt ra yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng tăng đột biến 5,4 lần về số lượng nhưng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ hàng năm không tăng theo nhu cầu.

Trước thực tế đó, Vụ Tổ chức Cán bộ đề xuất, kiến nghị: Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng của bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tái cơ cấu ngành công nghiệp, thương mại; tạo ra tác động tương hỗ và đảm bảo việc phát triển nguồn nhân lực đúng định hướng phát triển trong giai đoạn tới. Đồng thời, bố trí ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật ngành nghề đào tạo trình độ đại học. Mặt khác, cần bố trí kinh phí cho các trường sửa chữa, phục hồi các cơ sở vật chất được địa phương trưng dụng trong phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn vừa qua…

Thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thành việc xây dựng, trình ban hành các đề án, kế hoạch hành động,... về phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương; kết nối hỗ trợ, thúc đẩy các trường hợp tác với doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để xác định kế hoạch, yêu cầu tuyển dụng, đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu.
Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Hiệu quả từ chương trình hợp tác doanh nghiệp - nhà trường

Việt Nam đứng đầu các quốc gia ASEAN về số sinh viên theo học tại Hoa Kỳ

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học