Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Kết nối nhà trường và doanh nghiệp
Giáo dục - Đào tạo 30/06/2022 13:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Để đáp ứng đòi hỏi đó, năm 2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 2690/QĐ-BCT ngày 29/11/2021 phê duyệt đề án “Nâng cao chất lượng của các trường trực thuộc Bộ Công Thương thông qua gắn kết doanh nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
![]() |
Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng đang cấp thiết |
Đề án nhằm hình thành chương trình liên kết đào tạo học việc từ nhà trường đến doanh nghiệp (DN), qua đó, học sinh được đào tạo theo mô hình kết hợp học và làm; đồng thời, tạo ra môi trường bình đẳng, hợp tác cùng chia sẻ nguồn lực; đem lại lợi ích cho các bên, thu hút khối tư nhân, DN và các nguồn lực bên ngoài đầu tư dưới nhiều hình thức cho giáo dục.
Thực hiện đề án, Bộ Công Thương đã và đang triển khai một số chương trình, trong đó có mô hình đào KOSEN được chuyển giao từ Nhật Bản thí điểm tại 3 trường cao đẳng thuộc bộ. Đến nay, theo đánh giá, mô hình này tích hợp hiệu quả nhiều giải pháp, mang lại đội ngũ kỹ sư thực hành có tay nghề, có kỹ năng, kỷ luật lao động, có tinh thần sáng tạo và nhất là đạo đức nghề nghiệp; đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn tới, trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau Covid-19 cần tập trung phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ và năng suất lao động cao. “Thời gian qua, các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam cũng đã hỗ trợ, sát cánh cùng các trường từ khâu tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, xây dựng chương trình, đào tạo giảng viên, thực hành, thực tập, dạy tiếng Nhật và sắp tới là tuyển dụng”- đại diện Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ Công Thương) cho hay .
Ghi nhận cũng cho thấy, các trường của Bộ Công Thương đang từng bước cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt thông qua các chương trình hợp tác với DN. Theo đó, có hơn 80% số trường cao đẳng thuộc Bộ Công Thương có báo cáo về hoạt động hợp tác DN trong vòng 3 năm gần đây với tổng số DN đã kết nối lên tới gần 5 nghìn đơn vị trên cả nước. Tuy nhiên, việc liên kết đào tạo giữa nhà trường và DN còn nhiều hạn chế, các DN chưa mấy mặn mà gắn kết với nhà trường do chưa nhận thấy lợi ích dài hạn của việc tham gia đào tạo sinh viên. Vì vậy, trong định hướng đào tạo của các trường, Vụ Tổ chức cán bộ đã đưa ra định hướng cụ thể, đó là các đơn vị cần kết nối chặt chẽ với DN trong đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, có kỹ năng đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành kỹ thuật, công nghệ cao.
Bên cạnh đó, ngoài việc hỗ trợ nhà trường thực hiện chương trình liên kết đào tạo, Bộ Công Thương đã và đang thúc đẩy, hỗ trợ, khuyến khích các trường triển khai mô hình quản lý theo hướng tự chủ, hiện đại, tinh gọn, chuyên nghiệp, áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế và ứng dụng công nghệ thông tin; phát triển hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, đặc biệt đối với các kỹ năng nghề quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo. Đồng thời, tiếp tục bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ làm công tác hợp tác quốc tế ở các trường; đặc biệt đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, như: Duy trì, phát triển các mối quan hệ hợp tác sẵn có; mở rộng hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong giáo dục đào tạo cũng như xây dựng, hoàn thiện chương trình liên kết đào tạo quốc tế đối với các ngành nghề có thế mạnh của các trường; tăng số lượng đào tạo ở nước ngoài đối với một số ngành đặc thù, đòi hỏi kỹ thuật - công nghệ cao thuộc ngành Công Thương.
Nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường, việc kết nối doanh nghiệp phải theo chiều rộng và chiều sâu trong mọi hoạt động. Theo đó, các trường cần xây dựng, đề xuất thí điểm các mô hình đào tạo tiên tiến, đào tạo gắn liền thực tiễn. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cấm dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học

Mức thưởng Tết của các trường đại học năm 2024 như thế nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ được công bố vào chiều 29/11

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư chia buồn với nạn nhân vụ cháy trường ở Sơn La
Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức và giải pháp để phát triển kinh tế số

KMS Back2School Scholarship và hành trình 4 năm tiếp lửa tài năng công nghệ thông tin toàn quốc

Phát huy năng lực cán bộ quản lý cấp phòng qua công tác đào tạo

Một trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh cấm sinh viên nằm đệm

Chuẩn hóa cán bộ quản lý, giảng viên tại các cơ sở đào tạo ngành Công Thương

Dự kiến cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2025

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2024 có gì mới?

Nguồn nhân lực chất lượng là một trong ba trụ cột của ngành giáo dục

Giáo sư trẻ nhất năm 2023 là ai?

Hơn 200 học bổng dành cho sinh viên ngành kỹ thuật và âm nhạc

BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng

Trao học bổng “TTC - Nâng bước thành công” lần thứ 38 năm 2023

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh có thêm 8 chương trình đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

Trao Chứng nhận kiểm định chất lượng 8 chương trình đào tạo cho Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại: Động lực từ hợp tác quốc tế và chuyển đổi số

Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp: Hướng tới mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định: Đáp ứng đào tạo nghề theo chuẩn quốc tế

Trường Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội: Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao

Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội: 95% sinh viên ra trường có việc làm
