Thứ năm 14/11/2024 05:48

Đào tạo cán bộ quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng theo định hướng học tập suốt đời

Ngày 20/8 tại Hà Nội, Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam – EU (Dự án EVEF) phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo trực tuyến tham vấn về Đề xuất cải tiến chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ cho cán bộ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng theo định hướng học tập suốt đời.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, đại diện dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng (4E), GIZ, cùng 50 đại biểu đại diện các Sở Công Thương, các Trung tâm đào tạo, các kiểm toán viên năng lượng và các cán bộ quản lý năng lượng đến từ các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm.

Hội thảo được tổ chức nhằm phân tích, đánh giá chương trình đào tạo và cấp Chứng chỉ cho cán bộ quản lý năng lượng (QLNL) và kiểm toán viên năng lượng (KTVNL) hiện tại và thực tế triển khai. Đồng thời đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao của cán bộ QLNL và KTVNL từ đó có những khuyến nghị cải tiến chương trình đào tạo và cấp Chứng chỉ cho cán bộ QLNL và KTVNL theo định hướng học tập suốt đời.

Các chuyên gia và khách mời tham gia Hội thảo trực tuyến

Có thể thấy các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) tại Việt Nam hiện nay tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp với hơn 3006 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm vào năm 2019 trong đó có 2.441 cơ sở thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Cũng theo Luật sử dụng năng lượng TK&HQ, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo danh sách ban hành hàng năm của Thủ tướng Chính phủ bắt buộc bổ nhiệm cán bộ quản lý năng lượng được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận và thực hiện kiểm toán năng lượng bắt buộc 3 năm một lần. Như vậy, cán bộ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng có một vai trò hết sức quan trọng đóng góp vào hiệu quả sử dụng năng lượng của Việt Nam.

Ôg Markus Bisel - Trưởng Hợp phần Hiệu quả năng lượng, Dự án EVEF phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo ông Markus Bisel - Trưởng Hợp phần Hiệu quả năng lượng, Dự án EVEF - cho biết, hiện thông qua dự án, Bộ Công Thương đã đào tạo được hơn 250 cán bộ quản lý năng lượng. Tuy nhiên để đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng quản lý năng lượng và kiểm toán năng lượng Bộ Công Thương và GIZ đang tiến hành nghiên cứu và xây dựng mô hình đào tạo và cấp Chứng chỉ theo định hướng học tập suốt đời trong lĩnh vực quản lý năng lượng và kiểm toán năng lượng.

Ông Markus Bisel cũng cho rằng chúng ta cần phải học tập suốt đời đây là yếu tố rất quan trọng để cải thiện quá trình và hiệu quả của công tác cấp Chứng chỉ. Chúng tôi thấy cần có thêm nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn. Hiện thời gian và nội dung cho chương trình đào tạo là chưa đầy đủ và phù hợp. Từ kinh nghiệm quốc tế, chương trình đào tạo cán bộ QLNL và KTVNL cần phải được cập nhật và trong bối cảnh dịch Covid-19 thì có thể tăng cường đào tạo theo hình thức trực tuyến.

Trong khi đó, đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương, ông Đặng Hải Dũng - Phó Chánh văn phòng Tiết kiệm năng lượng - chia sẻ Chương trình đào tạo đã giúp cho Bộ Công Thương và doanh nghiệp nâng cao năng lực trong công tác quản lý năng lượng. Bộ Công Thương cũng đề xuất chương trình hỗ trợ đào tạo trong thời gian tới theo hướng tiếp cận công nghệ mới, công nghệ 4.0. Để các nhà quản lý và kiểm toán viên năng lượng sau khi đào tạo có thể đáp ứng được công nghệ mới, quy định mới… tuy nhiên các chuyên gia cần nghiên cứu mô hình học tập suốt đời cũng như cần đưa thêm các nội dung về chính sách, về công nghệ mới trong chương trình đào tạo để đáp ứng được tình hình thực tế.

Báo cáo tại hội thảo, đại diện Công ty cổ phần Giải pháp Công nghệ Việt Nam (VETS) - cho biết hiện nay Bộ Công Thương đang giao cho các cơ sở đào tạo cùng các địa phương chủ động triển khai thực hiện công tác đào tạo, mỗi đơn vị triển khai không đồng nhất dẫn đến chất lượng đầu ra khác nhau , trong khi các quốc gia đều khuyến khích mô hình học tập suốt đời để sau khi được cấp chứng chỉ các cán bộ quản lý năng lượng và kiểm toán viên hàng năm tiếp tục tham gia đào tạo trực tuyến hay trực tiếp đểu có thể tiếp cận thông tin, công nghệ mới trong khi ở Việt Nam không có mô hình này.

Tại nhiều quốc gia thuộc EU, sau khi được cấp Chứng chỉ thì hàng năm các cán bộ QLNL và KTVNL đều được đào tạo trực tuyến và cập nhật các chính sách, quy định, công nghệ mới liên quan đến lĩnh vực này“, đại diện VETS - chia sẻ.

Tại Hội thảo các chuyên gia đã đề cập đến các nội dung như; Ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số trong đào tạo và cấp Chứng chỉ cho cán bộ quản QLNL và KTVNL; Lộ trình cập nhật nội dung đào tạo và kỳ thi cấp Chứng chỉ cũng như kỳ thi gia hạn Chứng chỉ; Trao đổi kinh nghiệm quốc tế...

Để thực hiện mô hình học tập suốt đời, tại hội thảo các chuyên gia cũng đề nghị, Bộ Công Thương cần ban hành quy trình đào tạo mới, cập nhật các giáo trình, tài liệu và bổ sung hình thức trực tuyến đối với: đào tạo, đăng ký học, tổ chức thi sát hạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học viên….Đặc biệt cần cập nhật nội dung chương trình đào tạo theo hướng trực quan, tăng cường thời gian thực hành; Bổ sung hình thức đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn; Thay đổi quy trình cấp mới gia hạn chứng chỉ…

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao

Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng điều chỉnh giá như thế nào tại 21 tỉnh thành phía Nam?

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024

Hải Dương: Chấp thuận dự án truyền tải điện tổng mức đầu tư hơn 783 tỷ đồng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về các dự án lưới điện

Sửa đổi Luật Quy hoạch và Luật Đầu tư: Động lực mới cho ngành điện Việt Nam

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung

Tổng giám đốc EVNCPC kiểm tra công tác khắc phục hậu quả của bão số 6 tại PC Quảng Bình