Thứ năm 26/12/2024 12:52

Cần cuộc chiến với ‘giặc nội xâm’ ở hơn 1000 dự án lãng phí

Muốn đất nước phát triển bền vững phải “đánh” và chiến thắng “giặc nội xâm” tham nhũng, lãng phí. Muốn vậy cần "bàn tay sạch" với các giải pháp quyết liệt.

Cũng như tham nhũng, lãng phí nguy hiểm như “giặc nội xâm”, làm thất thoát nguồn lực quốc gia, là nguyên nhân làm suy yếu nguồn lực, kìm hãm sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Bài học về lãng phí trong các siêu dự án như ở Tập đoàn Vinashin là ví dụ điển hình, với số tiền “ném ra gió” hàng ngàn tỷ đồng. Hay việc 880 dự án, công trình không đưa hoặc chậm đưa đất vào sử dụng làm lãng phí nguồn tài nguyên, ngân sách, kéo theo sự thống khổ của hàng vạn người dân bị thu hồi đất rồi để đấy. Tuyến đường sắt Hà Đông - Cát Linh vật vã kéo dài 13 năm, từ gần 9.000 tỷ đồng đầu tư ban đầu, đội vốn lên đến gần 23.000 tỷ đồng. Mặc dù đã đưa vào sử dụng, nhưng “hoàn lưu” của nó còn để lại nhiều hệ lụy đến tận bây giờ.

Trên nghị trường, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bộ trưởng Hồ Đức Phớt đã đưa ra con số trên cả nước hiện có hơn 1.000 dự án lãng phí, không hiệu quả.

Trong con số “khủng” đó có 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí; 880 dự án, công trình không đưa hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí.

Tại một kỳ họp Quốc hội vào năm ngoái, báo cáo giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đoàn giám sát Quốc hội cho biết, theo số liệu chưa đầy đủ, giai đoạn 2016 - 2021 có 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước có thất thoát, lãng phí; tổng số tiền thất thoát lên đến 31.800 tỉ đồng cùng gần 75.000ha đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Để ngăn chặn tình trạng lãng phí, đã có nhiều quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (trước đó là Pháp lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác). Pháp luật hình sự cũng có chế tài nghiêm khắc về hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhưng vấn nạn này được cho là năm sau nghiêm trọng hơn năm trước. Điều này cho thấy việc thực hiện kỷ cương, phép nước có nơi còn mang tính hình thức, phong trào, đối phó. Không chỉ về vật chất, tiền bạc, tình trạng lãng phí về lao động, nguồn lực, thời gian qua cũng khá phức tạp, khi hiệu quả làm việc trong một số cơ quan công quyền thấp; công chức "sáng cắp ô tô đi, chiều cắp ô về" đã gây lãng phí nguồn ngân sách, thời gian còn diễn ra ở nhiều cơ quan, đơn vị….

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Lãng phí tuy khác với tham ô ở chỗ người gây ra lãng phí không trực tiếp trộm cắp của công làm của riêng. Nhưng kết quả thì làm tổn hại rất nghiêm trọng cho Nhà nước, cho nhân dân”. Sinh thời Bác cũng là tấm gương mẫu mực về sự thực hành tiết kiệm, chống xa hoa, lãng phí. Học tập và làm theo Bác, mỗi cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu hãy tự nhìn nhận bản thân và tiên phong, gương mẫu trong việc tự nêu gương.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu muốn đất nước phát triển bền vững cần phải “đánh” và chiến thắng “giặc nội xâm”, đó là tham nhũng, lãng phí. Muốn vậy, cần những "bàn tay sạch" và các giải pháp đúng và trúng, quyết liệt hơn nữa, không để "con sâu làm rầu nồi canh".

Hoàng Hoà

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân