Đảm bảo an ninh năng lượng - Bài toán nan giải

Theo nhận định của Bộ Công Thương, cung ứng điện giai đoạn 2005 - 2010 cơ bản đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội với tổng công suất tính đến năm 2010 tăng 1,98 lần so với năm 2005. Tuy nhiên, do nhu cầu năng lượng đến năm 2020 sẽ gấp khoảng 2,4 lần hiện nay nên việc cung ứng điện đang lộ diện khó khăn rất lớn.

CôngThương - Thách thức trong nhập khẩu năng lượng

Theo Quy hoạch điện VII, tổng lượng than cần cho ngành điện vào năm 2020 là 67,3 triệu tấn để sản xuất khoảng 156 tỷ kWh (chiếm 46,8% sản lượng điện sản xuất). Đến năm 2030 sẽ tiêu thụ 171 triệu tấn than để sản xuất khoảng 394 tỷ kWh (chiếm 56,4% sản lượng điện sản xuất). Với yêu cầu này, từ năm 2015, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn than/năm. Riêng nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên sẽ đạt công suất 10.400 MW vào năm 2020, sản xuất khoảng 66 tỷ kWh điện, chiếm 20% sản lượng điện; năm 2030 sẽ nâng công suất lên 11.300 MW, sản xuất khoảng 73,1 tỷ kWh điện, chiếm 10,5% sản lượng điện. Thực tế, nguồn khí sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu. Riêng năm 2012, EVN tính toán nhu cầu cấp khí cho điện lên tới 6,6 tỷ m3 nhưng PVN cho biết chỉ cấp được 5,7 tỷ m3. Như vậy, ngành điện sẽ thiếu 800 triệu m3 khí, tương đương phải bù thêm 18.000 tỷ đồng để phát dầu 4,2 tỷ kWh điện. Mặc dù Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo, khí phải ưu tiên trước hết cho điện, nhưng thiếu khí vẫn luôn là nỗi ám ảnh lớn của EVN vì nếu chạy dầu sẽ làm cho bức tranh tài chính của EVN càng ảm đạm hơn. 

Ông Phạm Lê Thanh - Tổng giám đốc EVN

"Bốn điều kiện đảm bảo cung ứng điện"

Nếu 5 năm tới, điện tăng trưởng 13% thì đến năm 2015, sản lượng điện toàn hệ thống sẽ đạt khoảng 178 tỷ kWh, miền Bắc và miền Trung sẽ đủ điện, miền Nam vẫn thiếu do lưới truyền tải đang khó khăn. Nếu điện tăng trưởng 15% thì điện cho miền Nam sẽ rất căng thẳng. Khó là ở chỗ, nguồn nước cho thủy điện thì phụ thuộc vào thiên nhiên, khí và than luôn trong tình trạng ăn đong. Năm 2012, EVN đã tính toán nhu cầu cung cấp khí cho điện lên tới 6,6 tỷ m3. Tuy nhiên, PVN thông báo chỉ cấp được 5,7 tỷ m3. Như vậy, ngành điện sẽ thiếu 800 triệu m3 khí, nghĩa là sẽ có 4,2 tỷ kWh phải phát bù dầu, EVN sẽ phải bù lỗ thêm 18.000 tỷ đồng cho chạy dầu.

Mặt khác, giải phóng mặt bằng cho các dự án điện cũng rất nan giải, nhất là ở Hà Nội và TP. HCM. Sự đình trệ các dự án lưới điện 220 kV Vân Trì – Sóc Sơn, Hà Đông – Định Công đang đe dọa đến khả năng cung ứng điện cho Hà Nội trong mùa khô tới.

Để đảm bảo đủ điện năm 2012 và những năm tới, EVN đề nghị Chính phủ và Bộ Công Thương hỗ trợ 4 yếu tố: Chỉ đạo PVN đảm bảo đủ khí cho điện; giá điện phải đảm bảo cho EVN tiếp tục phát triển; đảm bảo cân đối vốn cho các dự án điện;  giải phóng mặt bằng cho các dự án lưới điện.

Ông Vũ Mạnh Hùng - Phó tổng giám đốc Vinacomin

"Cần những giải pháp mạnh và kịp thời"

Vinacomin phấn đấu năm 2012 sẽ sản xuất trên 45 triệu tấn than thương phẩm và tiêu thụ trong nước là chủ yếu. Than xuất khẩu sẽ giảm dần xuống còn 3 triệu tấn vào năm 2015. Cuối năm 2015 sẽ thăm dò xong phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300 m, đảm bảo đủ trữ lượng than huy động vào khai thác đến năm 2020. Đến năm 2020, thăm dò xong đến đáy tầng than, đảm bảo đủ trữ lượng than huy động vào khai thác giai đoạn 2021-2030. Hiện Vinacomin đang nâng năng lực sản xuất than và tìm kiếm nguồn than để nhập về. Tuy nhiên, việc tìm nguồn than nhập rất khó khăn vì nguồn cung ngày càng ít, giá lại tăng. Trong khi đó, việc phê duyệt quy hoạch ngành than quá chậm; thông báo tạm dừng cấp phép khai thác khoáng sản đến nay chưa được dỡ bỏ. Tình trạng khai thác trái phép khoáng sản, nhất là khai thác than thổ phỉ rất phức tạp trong khi sự phối hợp giữa tập đoàn và bộ - địa phương khác trong quản lý tiêu thụ than còn lỏng lẻo. Luật Khoáng sản chỉ cho phép cấp giấy phép khai thác mỏ than khi DN có 30% vốn chủ sở hữu cũng khiến các DN rất khó khăn. Nếu không có cơ chế tháo gỡ kịp thời sẽ cản trở rất lớn đến các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh của ngành Than, ảnh hưởng tới vấn đề cân bằng năng lượng cho quốc gia.

Ông Vũ Quang Nam – Phó tổng giám đốc PVN

"Đẩy mạnh khai thác dầu khí ra nước ngoài"

Mục tiêu phấn đấu của ngành dầu khí trong 5 năm tới là hàng năm phải gia tăng trữ lượng khai thác khoảng 35 triệu tấn dầu quy đổi; sản lượng đạt 25-38 triệu tấn, trong đó có 15 - 20 triệu tấn dầu thô, 8 - 14 tỷ m3 khí. Riêng sản lượng khai thác dầu khí từ nước ngoài đạt 3,5 triệu tấn. Cùng với 61 hợp đồng dầu khí đang thực hiện trong nước, với số vốn thu hút đầu tư nước ngoài đạt hơn 12 tỷ USD, năm 2012, PVN phấn đấu khai thác 1,1 triệu tấn dầu thô ở nước ngoài.

Hiện nay, ngành dầu khí đang đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, ưu tiên triển khai ở những vùng nước sâu, xa bờ, chồng lấn và nhạy cảm. Tích cực triển khai đầu tư, tìm kiếm, thăm dò dầu khí ra nước ngoài nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35 - 45 triệu tấn quy dầu/năm. Đến năm 2015, xây dựng xong 3 - 5 nhà máy lọc hóa dầu với tổng công suất khoảng 26 - 32 triệu tấn/năm. Đến năm 2025, hoàn thành việc mở rộng và xây dựng xong 6 - 7 nhà máy lọc hóa dầu với tổng công suất 45 - 60 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sản phẩm hóa dầu cơ bản. Ngành công nghiệp khí sẽ phát triển theo hướng đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, với quy mô sản lượng khoảng 19 tỷ m3/năm.

Rõ ràng, nhu cầu sử dụng than, khí cho các nhà máy nhiệt điện là rất lớn. Từ một nước xuất khẩu năng lượng, Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Hiện nay, Bộ Công Thương đang tìm kiếm các nguồn khí nhập khẩu từ Malaysia, Indonesia, Brunei thông qua việc sử dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có và hệ thống đường ống xuyên ASEAN trong khuôn khổ hợp tác với các nước trong khu vực. Thúc đẩy quan hệ hợp tác để nhập khí LNG từ Nga, khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Australia và châu Phi.

Với việc nhập khẩu than, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, khó nhất chưa phải là năng lực tài chính mà là tìm đâu ra nguồn để nhập. TS. Nguyễn Thành Sơn - Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng - phân tích: Việc nhập khẩu than còn phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều quốc gia có chung thị trường nhập khẩu như: Trung Quốc, Nhật Bản. Đây sẽ là bài toán khó cho Việt Nam, nhất là khi giá than nhập khẩu leo thang từng ngày. Phó Tổng giám đốc EVN - Dương Quang Thành - cho hay, than là mặt hàng đặc biệt, khi đặt bút ký hợp đồng đối tác mới mở rộng mỏ, tăng công suất. Qua thực tế khảo sát việc mua, bán than của một số đối tác cho thấy, lúc đầu họ chào giá 70 USD/tấn, sau một hồi đàm phán, giá đã được đẩy lên đến 120 USD/tấn.

Không chỉ có than, khí cho điện đứng trước nguy cơ thiếu trầm trọng, dầu thô cũng chỉ đáp ứng 37% nhu cầu trong nước, còn lại phải nhập thêm và khai thác từ ngoài. Hiện, Việt Nam đang triển khai tích cực các dự án ở Algeria, Mông Cổ, Malaysia,  Nga, Irắc, Venezuela, Cuba, Iran. Tìm kiếm ký các hợp đồng với Gazprom, Zarubernheft, Nga và các đối tác của Kazakhstan. Đa dạng các hình thức đầu tư; thành lập liên minh tham gia đấu thầu ở nước ngoài, nhất là các vùng nước sâu nhưng có nhiều tiềm năng và triển vọng dầu khí. Tuy nhiên, khai thác dầu thô cũng không dễ dàng, nhất là khai thác ở nước ngoài do đòi hỏi về vốn đầu tư lớn, công nghệ khắt khe. Đó là chưa kể những khó khăn khác khi thăm dò, khai thác ở các khu vực chồng lấn, nhạy cảm.

Những khó khăn thách thức trong nhập khẩu năng lượng không chỉ là nỗi lo của các cấp lãnh đạo mà còn là nỗi băn khoăn của người dân trước bài toán về quản lý, khai thác tài nguyên như thế nào cho hợp lý, tránh tình trạng xuất đi ồ ạt rồi lại nhập về khó khăn.

Chính sách bất cập

Mặc dù năng lượng là vấn đề quan trọng hàng đầu nhưng theo nhiều chuyên gia, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về tài nguyên than còn nhiều điểm chưa hợp lý, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp (DN) khai thác, chế biến và sử dụng than. Các chính sách thuế về tài nguyên than, tài nguyên nước chưa thực sự phù hợp với quy luật và sự biến động của thị trường. Thêm vào đó, ở một số DN, cơ chế quản lý, phương thức sản xuất, kinh doanh chưa hoàn thiện, quyền lợi sản xuất và trách nhiệm không rõ ràng, chính sách không rạch ròi, trình độ quản lý chưa cao, hiệu suất thấp. Tình trạng khai thác và xuất khẩu than trái phép vẫn diễn ra rất phức tạp... Cho dù được đánh giá trữ lượng trên 5,88 tỷ tấn, trong đó cấp A+B+C là 4,9 tỷ tấn nhưng việc thăm dò, khai thác bể than đồng bằng Bắc bộ và thềm lục địa vẫn còn là ẩn số. Việc phê duyệt quy hoạch ngành than quá chậm cũng ảnh hưởng đến kế hoạch nhập khẩu. Việc thăm dò, khai thác phát triển mỏ mới đang bị đình trệ do thông báo tạm dừng cấp phép khai thác khoáng sản chưa được dỡ bỏ. Nhiều đề án đã trình Bộ Tài nguyên - Môi trường nhưng chưa được giải quyết hoặc không được tiếp nhận…

Với ngành dầu khí, mặc dù tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí toàn thềm lục địa ước tính lên tới 3,3 -4,4 tỷ tấn dầu qui đổi, tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ và các vùng chồng lấn, nhạy cảm về chính trị (các bể Hoàng Sa và Trường Sa).

Riêng ngành điện, khó khăn ở  huy động vốn đầu tư. Dù là DN độc quyền và được Chính phủ bảo lãnh, nhưng các tổ chức tín dụng cũng không mấy hào hứng với các khoản vay lớn, thời gian vay dài của ngành điện. Thêm vào đó, những khoản nợ khổng lồ của EVN được công bố cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu xếp vốn của các nhà tài trợ. Suất đầu tư cao, quy mô của các dự án lên đến hàng chục tỷ USD/năm, trong khi chính sách giá chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến với các dự án điện.

Theo Tổng giám đốc EVN - Phạm Lê Thanh, hiện tổng nhu cầu đầu tư cho kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) của ngành điện là 514.000 tỷ đồng, nhưng EVN mới chỉ thu xếp được khoảng 298.000 tỷ, như vậy vẫn còn thiếu 216.000 tỷ nữa. Đây là bài toán không dễ giải quyết trong năm 2012 cũng như 5 năm tới. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đang vướng ở khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ khó khăn về vốn mà còn vướng ở cả hành lang pháp lý. Hiện, Việt Nam đang tích cực hoàn thiện hệ thống chính sách, chế tài nhằm hướng tới kêu gọi các tổ chức quốc tế, các nước, DN hợp tác hỗ trợ kỹ thuật, tín dụng ưu đãi cho phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đặc biệt là gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học, biogas, thủy điện nhỏ…

Cần sự bắt tay của ba “ông lớn”

Ông Lê Tuấn Phong - phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng -  cho biết, với mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam phấn đấu năng lượng sơ cấp năm 2010 đạt khoảng 47,5 - 49,5 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2020 đạt khoảng 100 - 110 triệu TOE, đến năm 2025 khoảng 110 - 120 triệu TOE và đến năm 2050 khoảng 310 - 320 triệu TOE. Dự trữ xăng dầu quốc gia năm 2010 đạt 45 ngày tiêu dùng trong nước, năm 2020 đạt 60 ngày và năm 2025 đạt 90 ngày. Chuyển mạnh các ngành điện, than, dầu khí sang hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước. Hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh giai đoạn sau năm 2022; hình thành thị trường kinh doanh than, dầu khí trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.

Để đáp ứng mục tiêu trên, ngành năng lượng đang hướng tới huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước kết hợp với kêu gọi đầu tư nước ngoài, đặc biệt chú trọng tìm kiếm đối tác để nhập khẩu năng lượng. Trong buổi làm việc về kế hoạch 2011-2015 của Bộ Công Thương đầu tháng 12/2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu 3 tập đoàn năng lượng lớn là PVN, EVN, Vinacomin phải phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt nhiệm vụ, đảm bảo an ninh năng lượng. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng khẳng định: Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo PVN, Vinaconmin tìm mọi giải pháp đáp ứng nhu cầu khí và than cho điện. Việc nhập khẩu than, khí đã có sự liên hệ với nhà sản xuất có khả năng cung cấp than dài hạn như: Úc, Indonesia hoặc những quốc gia có quan hệ tốt để mua mỏ dầu khí như: Đông Nam Á, Liên bang Nga, các nước SNG, Nam Mỹ và châu Phi. Mục tiêu cuối cùng là phải đảm bảo cân bằng năng lượng cho kinh tế - xã hội đất nước.

Ngọc Loan

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An ninh năng lượng

Tin mới nhất

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Vì sao nắng nóng tiêu thụ điện kỷ lục, điện mặt trời, điện gió dư thừa nhưng không là giải pháp?

Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, nhu cầu điện phá vỡ mọi kỷ lục trước đó song điện mặt trời, điện gió dư thừa vẫn không phải là giải pháp. Vì sao?
Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Khen thưởng đơn vị đầu tiên hoàn thành sản xuất cột thép Dự án đường dây 500kV mạch 3

Ngày 1/5, tại Bắc Ninh, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) tổ chức khen thưởng đột xuất cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Ngãi Cầu.
Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp và đề xuất của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về những tác động từ cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) đối với nền kinh tế - xã hội.
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện châu Âu bất ngờ tăng vọt gấp ba mức trung bình hàng ngày

Giá điện ở châu Âu dao động ở mức 260 euro mỗi megawatt giờ vào cuối tuần, gần gấp ba mức trung bình hàng ngày của năm qua, do nguồn cung gió giảm mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương gửi thẩm định Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (cơ chế DPPA).
Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Cung ứng điện tuần 17 được đảm bảo dù phụ tải tăng kỷ lục, trung bình ngày đạt 946,6 tr.kWh

Trong tuần 17, công suất đỉnh hệ thống điện và nhu cầu điện đạt kỷ lục mới nhưng công tác cung ứng điện vẫn được đảm bảo.
Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần có hiệu lực từ 15/5/2024

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Ukraine ngừng trung chuyển khí đốt, Nga thực sự có được lợi?

Chính phủ Ukraine thông báo nước này không có kế hoạch gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt tự nhiên với Nga sau năm 2024.
4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

4 lý do đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu kết nối lưới điện có giá 0 đồng

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp.
Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện và công suất hệ thống đạt kỷ lục mới, EVN khuyến cáo tiết kiệm điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện cả nước và công suất đỉnh hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.
Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

Chuyện sản xuất và sử dụng điện sạch ở Trường Sa

49 năm sau ngày giải phóng (29/4/1975-29/4/2024), huyện đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc luôn vững vàng nơi đầu sóng, ngày càng phát triển giàu đẹp.
Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Lấy ý kiến Dự thảo Thông tư Quy định tính toán giá bán điện bình quân

Bộ Công Thương vừa đăng tải dự thảo 2 Thông tư quy định tính toán giá bán điện bình quân để lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Doanh nghiệp Hà Nam cam kết tiết giảm 21 MW qua điều chỉnh phụ tải

Dự báo phụ tải tăng cao trong các tháng mùa khô, cao điểm nắng nóng năm 2024, nhiều doanh nghiệp ở Hà Nam đã cam kết điều chỉnh phụ tải, tiết giảm 21MW
Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã hoàn thành lắp đặt tụ bù cho 8/8 trạm biến áp 220kV nhằm tăng cường sự ổn định cấp điện mùa nắng nóng tại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, ngành Điện Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, góp phần vào CNH-HĐH đất nước.
PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

Ngày 26/4, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 và đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, mùa nắng nóng khu vực miền Bắc.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động