Thứ ba 29/04/2025 23:17

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ

Nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó có điện khí, Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí để báo cáo Chính phủ.

Theo Quy hoạch điện VIII thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, tổng công suất đặt các nguồn điện đến 2030 là 150,489 GW (gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay, khoảng 80 GW). Trong đó tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30.424 MW (khí trong nước 10 dự án với tổng công suất 7.900 MW và LNG có 13 dự án với tổng công suất 22.824 MW);

Triển khai Quyết định 500/QĐ-TTg, thời gian qua Bộ Công Thương đã hoàn thiện xây dựng và trình Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Riêng với điện khí, Bộ Công Thương đã tổ chức họp nhiều lần để thảo luận lấy ý kiến của các bộ, ban, ngành, địa phương, chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức liên quan. Qua các cuộc họp, các ý kiến đều thống nhất rằng cần thiết phải xây dựng cơ chế phát triển điện khí để báo cáo Chính phủ nhằm giải quyết một số vướng mắc về phát triển loại hình nguồn điện này.

Căn cứ các Chỉ thị, Quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực xây dựng dự thảo quy định về cơ chế mua bán điện khí.

Đến thời điểm này, Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo để báo cáo Chính phủ trước khi lấy ý kiến rộng rãi.

Trong đó, đối tượng áp dụng bao gồm: (1) Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện khí đấu nối vào hệ thống điện quốc gia; (2) Các đơn vị điện lực (Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Đơn vị điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện).

Cơ chế cũng quy định cho nhà máy điện khí sử dụng LNG nhập khẩu theo hướng các doanh nghiệp phải chủ động đàm phán, ký kết và chịu trách nhiệm về các hợp đồng, thỏa thuận thương mại; cơ quan có thẩm quyền đồng ý nguyên tắc cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện của các nhà máy điện.

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng dự thảo về cơ chế mua bán điện khí

Việc quyết định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn (Qc) ở mức phù hợp trong thời gian trả nợ của dự án LNG nhằm đảm bảo khả thi trong việc thu hút đầu tư dự án điện khí LNG, tránh tác động mạnh lên giá bán lẻ cũng như đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng với các loại hình nguồn điện khác trên thị trường điện.

Đối với cơ chế cho nhà máy điện khí sử dụng khí tự nhiên trong nước, cơ quan có thẩm quyền đồng ý nguyên tắc chuyển ngang giá khí sang giá điện của các nhà máy điện và giao các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn cơ chế tiêu thụ sản lượng khí thượng nguồn mỏ khí Cá Voi Xanh, khí Lô B.

Quá trình mua bán điện vẫn phải thực hiện theo hợp đồng mẫu do Bộ Công Thương ban hành để tham gia Thị trường bán buôn điện cạnh tranh và bán điện năng của nhà máy điện lên thị trường điện giao ngay.

Chi phí mua điện của các nhà máy điện sử dụng khí tự nhiên khai thác trong nước, LNG nhập khẩu là các chi phí hợp lý, hợp lệ và được tính toán điều chỉnh trong giá bán lẻ điện.

Ngoài ra, cơ chế cũng quy định chi tiết về ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng, phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp (nếu có), bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán…

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Tin cùng chuyên mục

Giá dầu giảm mạnh: Cơ hội vàng cho ngành lọc hóa dầu Việt Nam

Bước tiến lớn của Ai Cập trong ngành dầu khí

Giá dầu giảm khi nhà đầu tư vẫn lo ngại về thuế

Sau sắp xếp, Petrovietnam sẽ thành lập một đơn vị mới để thực hiện dự án đặc biệt

Dự báo giá dầu năm 2025/2026 có nguy cơ giảm

Giá dầu tăng khi Mỹ hủy giấy phép của Chevron tại Venezuela

Petrovietnam nộp ngân sách 'khủng' ngay tháng đầu năm 2025

Thuế quan Trung Quốc sẽ cản trở xuất khẩu LNG của Mỹ?

Petrovietnam bứt phá trong kỷ nguyên năng lượng mới

Bộ Công Thương kiểm tra nguồn cung xăng dầu Tết Ất Tỵ

Petrovietnam muốn 'bắt tay' các đối tác Czech phát triển năng lượng

Kiến nghị chỉnh sửa quy định ứng phó sự cố tràn dầu

Petrovietnam ra quân quyết tâm hoàn thành dự án nhiệt điện lớn tốp đầu Đồng bằng sông Cửu Long

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Vượt khủng hoảng lớn nhất lịch sử, Petrovietnam tăng trưởng ngoạn mục

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Phản ứng của thị trường dầu sau quyết định hoãn tăng sản lượng của OPEC+

Quan chức OPEC+ hé lộ kế hoạch giảm sản lượng dầu trong năm 2025

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Điều gì đã làm giá dầu thế giới hôm nay 'hạ nhiệt' sau một tuần biến động?