Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.
Bộ Công Thương: Nỗ lực hoàn thành cơ chế mua bán điện trực tiếp Nhiều lựa chọn cho khách hàng từ cơ chế mua bán điện trực tiếp

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã hoàn thiện dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (PDDA) giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn để xin ý kiến rộng rãi. Dự thảo Nghị định có 6 chương, 35 điều.

Theo đó, đối tượng áp dụng của Nghị định này gồm các tổ chức, cá nhân tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn, cụ thể như sau: Đơn vị phát điện, khách hàng sử dụng điện lớn, chủ đầu tư khu công nghiệp, các đơn vị điện lực như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam; đơn vị điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện; đơn vị truyền tải điện; Tổng công ty Điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; đơn vị bán lẻ trong khu công nghiệp.

Các hình thức của cơ chế mua bán điện trực tiếp bao gồm: Mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn qua đường dây kết nối riêng (không qua lưới điện quốc gia) hoặc qua lưới điện quốc gia.

Nếu mua bán điện qua lưới điện quốc gia thì đơn vị phát điện sẽ ký hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) và bán toàn bộ điện năng sản xuất lên thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định này;

Khách hàng sử dụng điện lớn ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này;

Đơn vị phát điện ký Hợp đồng kỳ hạn với khách hàng sử dụng điện lớn để quản lý rủi ro theo quy định tại Mục 3 Chương III Nghị định này.

Dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp
Dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp đã hoàn thiện gửi lấy ý kiến

Nghị định cũng quy định chi tiết về 3 trường hợp gồm: Mua bán điện và thanh toán giữa các đơn vị phát điện và EVN thông qua thị trường giao ngay; mua bán điện giữa các khách hàng sử dụng điện lớn và Tổng công ty điện lực; mua bán điện và thanh toán giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện.

Đối với từng trường hợp như mua bán điện trực tiếp hay qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia sẽ phải tuân thủ nguyên tắc cụ thể, trách nhiệm của bên phát điện, yêu cầu đối với khách hàng sử dụng điện lớn; các quy định về hợp đồng mua bán điện giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn cùng với đó là giá mua bán và thanh toán trên thị giao ngay (công suất và điện năng) của đơn vị phát điện; trình tự thủ tục thanh toán...

Bên cạnh đó là quy định về trình tự tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp; quy định về kiểm tra, giám sát và tổ chức hoạt động; trách nhiệm của từng bộ và các đơn vị liên quan.

Theo kế hoạch, dự thảo Nghị định sẽ được lấy ý kiến công khai. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Cục Điều tiết Điện lực- Bộ Công Thương để tổng hợp, tiếp thu hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ trước 30/4/2024.

Xem thông tin chi tiết dự thảo tại đây!

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3047/QĐ-BCT ngày 15/11/2024 về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025.
Lấy ý kiến hồ sơ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 10/2018⁄NĐ-CP về phòng vệ thương mại

Lấy ý kiến hồ sơ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 10/2018⁄NĐ-CP về phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương lấy ý kiến hồ sơ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 10⁄2018⁄NĐ-CP của Chính phủ quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Bộ Công Thương trình Chính phủ Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương trình Chính phủ Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ hồ sơ Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Chính phủ quy định các trường hợp tài khoản thanh toán bị phong tỏa

Chính phủ quy định các trường hợp tài khoản thanh toán bị phong tỏa

Tại Nghị định số 52/2024/NĐ-CP, Chính phủ quy định mở và sử dụng tài khoản và 4 trường hợp tài khoản thanh toán bị phong toả.
Các điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Các điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 54/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước.

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế

Sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG

Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG để lấy ý kiến rộng rãi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định Quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để lấy ý kiến.
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quy định như thế nào?

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quy định như thế nào?

Bảo hiểm cháy nổ đối với hoạt động đầu tư xây dựng đã được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động