Thứ hai 23/12/2024 14:14

Đắk Lắk: Tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và lan toả văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên

UBND huyện Buôn Đôn vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc và Hội voi trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8.

Ngày 2/11, UBND huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2023 và Hội voi Buôn Đôn trong khuôn khổ chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, năm 2023.

Theo ông Vũ Hồng Nhật - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn, lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn là một hoạt động văn hóa - chính trị lớn của huyện, nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như: Lễ cúng bến nước; Lễ cúng thần linh; Lễ cúng lúa mới - mừng mùa; Lễ cúng sức khỏe cho voi….

Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa đặc sắc khác cũng được tái tạo thông qua các Hội thi như: Hội voi Buôn Đôn; Liên hoan văn hóa cồng chiêng, dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc và trình diễn trang phục truyền thống; Hội thi đan lát, chế tác nhạc cụ dân tộc; dệt thổ cẩm, tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên; Hội thi văn hóa ẩm thực các dân tộc; Hội thi ném còn; Hội thi giã gạo; Hội thi kết hoa ChămPa thành các tác phẩm nghệ thuật; Hội trại....

Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc huyện Buôn Đôn nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung. (Trong ảnh: Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2019. Ảnh Tuấn Hải)

Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn có sự tham gia, phối hợp của nhiều tổ chức, lực lượng và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện. Việc tổ chức Lễ hội có nhiều ý nghĩa nhằm tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết các dân tộc, góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong huyện xây dựng cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn, đóng góp một phần tích cực cùng với Nhân dân cả nước xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

"Lễ hội Văn hoá truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn là dịp tốt để làm công tác quảng bá cho các mặt hoạt động, những thuận lợi, những tiềm năng của địa phương về các hoạt động du lịch và xúc tiến các hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 67/KH-UBND, ngày 23/3/2021 của UBND huyện về Thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”...", ông Vũ Hồng Nhật thông tin.

Đối với Hội voi Buôn Đôn năm 2023, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn cho biết đây là một hoạt động “Hành trình Du lịch” trong chuỗi những sự kiện của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, năm 2023, là hoạt động thiết thực để giới thiệu những tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch sinh thái của huyện; tôn vinh giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và nổi bật là truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, không gian văn hóa cồng chiêng, tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế, xã hội nói chung và du lịch nói riêng của huyện nhà.

Thông qua việc tổ chức Hội voi Buôn Đôn năm 2023, tỉnh Đắk Lắk mong muốn bảo tồn, chăm sóc đàn voi nhà hiện có trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho ngành du lịch; từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển cao và bền vững, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Hội voi Buôn Đôn năm 2019 đã có những trải nghiệm ấn tượng với các hoạt động xoay quanh những “nhân vật chính” của lễ hội những chú voi - biểu tượng và là niềm tự hào của huyện Buôn Đôn. Ảnh: Tuấn Hải

Được biết, Hội voi Buôn Đôn năm 2023 sẽ gồm 2 phần là phần Lễ và phần Hội. Trong đó phần tổ chức Lễ gồm: Lễ cúng bến nước và Lễ cúng sức khỏe cho voi trước khi vào hội và Lễ khai mạc, bế mạc. Đối với phần tổ chức Hội Ban tổ chức sẽ huy động tối đa (khoảng 10 con voi và nài voi) của các đơn vị kinh doanh du lịch và Nhân dân trên địa bàn tham gia Hội voi để thực hiện các nội dung gồm: Hội thi trang điểm cho voi và tiệc Buffet cho voi (kết hợp cùng chương trình tương tác giữa khách mời, khán giả, du khách...mua đồ ăn và cho voi ăn).

Theo đó, thời gian Hội voi Buôn Đôn năm 2023 sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 11/3 - 12/3/2023, tại Bến Bay Rong và Trung tâm Lễ hội Buôn Đôn, thuộc xã biên giới Krông Na (huyện Buôn Đôn).

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Tin cùng chuyên mục

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới