Đại biểu Quốc hội: Kiểm soát giá xăng dầu không phải giảm ở mức quá thấp, sẽ tạo “cơ hội” cho buôn lậu

Đại biểu quốc hội lo ngại, kiểm soát giá xăng dầu không có nghĩa để giá xăng dầu ở mức quá thấp, vì chênh lệch quá lớn sẽ tạo điều kiện cho buôn lậu xăng dầu.
Bộ Công Thương: Giá xăng dầu Việt Nam vẫn thấp hơn một số nước trong khu vực Giá xăng dầu chiều 1/6: Dầu thô tiếp tục "nóng", giá xăng dầu trong nước điều chỉnh tăng Thị trường hàng hóa 5 tháng đầu năm: “Nóng” giá xăng dầu

Liên quan đến giá xăng dầu, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm - đoàn Bắc Giang cũng cho rằng việc kiểm soát giá xăng dầu là nội dung đặc biệt quan trọng mà Chính phủ, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Kiểm soát được đà tăng của giá xăng dầu thì mới kiểm soát được lạm phát, chỉ số CPI bởi đây là mặt hàng nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế.

Để "hạ nhiệt" giá xăng, đại biểu Trần Văn Lâm cho biết, chúng ta có các công cụ, đó là quỹ bình ổn xăng dầu, thuế phí. Công cụ nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Công Thương giải quyết được thì cần làm ngay, còn nếu vượt quá thẩm quyền của Chính phủ cũng cần sớm tham mưu, kiến nghị, đề nghị các cấp có thẩm quyền cho ý kiến, quyết định.

Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý, chúng ta kiểm soát giá xăng dầu không có nghĩa để giá xăng dầu ở mức quá thấp. Vì nếu chênh lệch quá lớn giữa giá xăng dầu trong nước và giá xăng dầu thế giới sẽ tạo điều kiện cho buôn lậu xăng dầu.

Về dài hạn, giá xăng dầu có tiếp tục tăng, nếu như vượt quá mục tiêu kiểm soát lạm phát, ảnh hưởng đến nền kinh tế thì lúc bấy giờ cần có các giải pháp cần thiết.

Cũng theo đại biểu, hiện nay, tỉ lệ dự trữ xăng dầu của chúng ta chỉ có vài tuần, tới đây cần tăng cường nguồn dự trữ lên. Bộ Công Thương cũng đã đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên, có một vấn đề khó là ngân sách của chúng ta hạn hẹp, nhiều khoản cần phải chi, nên cũng cần tính toán kỹ lưỡng. Nhưng dù thế nào cũng cần phải dự trữ xăng dầu quốc gia thì mới đảm bảo an toàn.

Đại biểu Hoang văn Cường- đoàn Hà Nội
Đại biểu Hoàng Văn Cường- đoàn Hà Nội

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội cho biết, giá xăng dầu tăng theo biến động thế giới. Ông nhấn mạnh, giá tăng cao kỷ lục như thời gian qua thì cả người dân, nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Mục tiêu kiểm soát lạm phát rất khó khăn.

Do vậy, làm thế nào kiểm soát, hạn chế giá xăng tăng cao để ổn định đời sống người dân và thực hiện vai trò điều hành vĩ mô của Nhà nước, ông Cường cho rằng, dư địa giảm giá vẫn còn. "Chúng ta nhập khẩu vào cao thì đội giá trong nước, chỉ còn cách cắt bớt thuế phí", ông Cường đề xuất.

Cũng theo đại biểu này, việc giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhưng vẫn phải chấp nhận, để đem lại "ý nghĩa cao hơn".

Nói về việc tiếp tục hạ thuế bảo vệ môi trường hay giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, cơ sở tính thuế của hai loại thuế này khác nhau, mức giảm từ đó khác nhau, do vậy cần được tính toán cân nhắc.

Việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cần được tính toán làm sao để vẫn đánh vào hành vi người dùng, bởi xăng sinh học và xăng khoáng có mức đánh thuế khác nhau”- vị đại biểu này lưu ý.

Trong bối cảnh hiện nay, ngoài vấn đề về điều hành giá cả, đại biểu Quốc hội cũng lưu ý đến yếu tố nguồn cung, theo đó nguồn cung là quan trọng nhất, làm sao để không quá bị biến động.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nguồn cung ở đây có hai nguồn cần được tính đến đó là nguồn nhập khẩu và nội địa. Việt Nam vốn cũng có nhà máy lọc hóa dầu, trong lúc giá dầu tăng cao như vậy cần hoạt động hết công suất, tăng hiệu quả khai thác dầu và chủ động nguồn cung.

Ngoài ra, ông cũng băn khoăn về vấn đề dự trữ xăng dầu hiện nay, bởi chúng ta chủ yếu chỉ đảm bảo không đứt gãy nguồn cung. "Cần phấn đấu mức dự trữ quốc gia cao hơn để phòng ngừa rủi ro về giá. Do đó, cần có nguồn dự trữ rủi ro khi có biến động về giá", đại biểu Hoàng Văn Cường nêu cụ thể.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Xem thêm