Chủ nhật 22/12/2024 14:59

Đà Nẵng: Ngành Công Thương phải đi đầu về chuyển đổi số

Sở Công Thương Đà Nẵng là một trong những đơn vị có hồ sơ xử lý trực tuyến đạt tỷ lệ rất cao, trên 90% hồ sơ. Các đơn vị thương mại trong ngành Công Thương Đà Nẵng cũng tích cực số hóa bằng hình thức thương mại điện tử, dán tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ.

Xử lý hơn 18.000 hồ sơ trực tuyến, hỗ trợ 5,3 triệu tem QR – Code cho tiểu thương

Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng – bà Nguyễn Thị Kim Phương - cho biết, trong năm 2020, Sở Công Thương Đà Nẵng đã thực hiện 100% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4 trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính; đã tiếp nhận, giải quyết 18.094 hồ sơ của tổ chức, công dân. 100% hồ sơ giải quyết sớm hạn, không có hồ sơ trễ hạn.

90% hồ sơ hành chính liên quan đến lĩnh vực Công Thương được tiếp nhận và xử lý trực tuyến

Theo ông Nguyễn Quang Thanh – Phó Chủ tịch Hội đồng chuyên gia tư vấn chuyển đổi số TP. Đà Nẵng, Sở Công Thương là đơn vị tiêu biểu trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ trực tuyến. Trong đó, dịch vụ công trực tuyến mức 4 đạt 81%, còn lại là dịch vụ công trực tuyến mức 3. Là một trong những đơn vị có tỷ lệ hồ sơ xử lý trên trực tuyến đạt rất cao, trên 90%. Kết quả xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm, Sở Công Thương Đà Nẵng luôn đạt trên 70 điểm, xếp loại khá.

Đối với hoạt động hỗ trợ số hóa trong sản xuất, kinh doanh, Sở Công Thương Đà Nẵng đang triển khai có hiệu quả ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Từ năm 2018 đến nay, Sở đã hỗ trợ khoảng 5,3 triệu tem dán QR-Code cho khoảng 470 hộ tiểu thương tại 10 chợ trên địa bàn thành phố (3 chợ loại I và 7 chợ cấp quận, huyện); hỗ trợ 100.000 tem QR Code cho 2 đơn vị sản xuất là HTX Gà Nhơn Phát và Công ty TNHH Thanh Hồng Phúc. Việc dán tem truy xuất nguồn gốc thực phẩm bước đầu góp phần kiểm soát nguồn gốc chất lượng thực phẩm cung ứng vào các chợ.

Thương mại điện tử (TMĐT) phát triển rất mạnh và tăng nhanh hằng năm. Từ năm 2016-2020, đã hỗ trợ 208 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai các giải pháp ứng dụng TMĐT; Triển khai xây dựng Sàn TMĐT thành phố Đà Nẵng (danangtrade.com.vn), hỗ trợ 1.885 DN giới thiệu 3.030 sản phẩm/dịch vụ trên Sàn. Phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số - Bộ Công Thương triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tham gia “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các Sàn TMĐT trong nước (Sendo.vn, Voso.vn, Tiki.vn).

Việc triển khai các chương trình hỗ trợ ứng dụng TMĐT giúp doanh nghiệp chú trọng cập nhật thường xuyên thông tin sản phẩm trên môi trường Internet, ứng dụng các giải pháp marketing trực tuyến, bán hàng online, tạo được sự thay đổi trong xu hướng mua hàng của người tiêu dùng từ trực tiếp sang trực tuyến, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 vừa qua.

Sở Công Thương Đà Nẵng đã hỗ trợ 5,3 triệu tem QR-Code cho tiểu thương kinh doanh thực phẩm để người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Ngành Công Thương phải tiên phong, đi đầu trong chuyển đổi số

Theo đề án chuyển đổi số TP. Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2030, Sở Công Thương sẽ thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Công Thương phục vụ chuyển đổi số của ngành, gồm cơ sở dữ liệu công nghiệp (hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; các số liệu về sản xuất công nghiệp), thương mại (trung tâm thương mại siêu thị, chợ, cửa hàng bán lẻ, các nhà hàng đạt chuẩn; các nhà phân phối/ doanh nghiệp thương mại; các số liệu về thương mại nội địa, xuất nhập khẩu), năng lượng (bản đồ lưới điện trên nền GIS, quản lý nhu cầu năng lượng, kiểm soát độ tin cậy cung cấp điện). Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng CNTT vào quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.… Xây dựng Sàn TMĐT thành phố phục vụ quảng bá sản phẩm công nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc trưng, OCOP của thành phố…;

Bà Nguyễn Thị Kim Phương cho biết thêm, năm 2021, kế hoạch chuyển đổi số của ngành Công Thương tập trung ở các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, năng lượng và TMĐT.

Trong đó, riêng TMĐT sẽ tập trung triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT (hỗ trợ xây dựng các giải pháp tiếp thị đa kênh, tham gia giới thiệu, quảng bá trên các sàn TMĐT trong nước và quốc tế); Nghiên cứu hình thành chợ online, xây dựng bản đồ mua sắm trực tuyến, thiết lập gian hàng sản phẩm của thành phố trên các sàn TMĐT lớn; từng bước hình thành chuỗi cung ứng TMĐT cho các mặt hàng chủ lực, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP... của thành phố, kết nối trực tuyến giữa đơn vị sản xuất và đơn vị phân phối của Đà Nẵng nói riêng và của các tỉnh, thành trong nước nói chung để hỗ trợ phân phối sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ sản xuất nông thôn…

Đối với xử lý hồ sơ trực tuyến, nâng cấp cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý nhà nước chuyên ngành Công Thương và xây dựng hoàn thành 100% dịch vụ công mức 4; xây dựng Đề án chuyển giao một số dịch vụ hành chính công cho khu vực tư thuộc ngành Công Thương.

Đà Nẵng khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại theo hình thức thương mại điện tử (Ảnh: Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng)

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - ông Nguyễn Văn Quảng - cho rằng, việc số hóa hoạt động quản lý, điều hành của Sở Công Thương hay số hóa hoạt động của doanh nghiệp ngành Công Thương có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào thành công của đề án chuyển đổi số TP. Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2030. “Ngành Công Thương phải tiên phong, đi đầu về chuyển đổi số. Cần xây dựng kế hoạch về chuyển đổi số và phải chủ động thực hiện chứ không phải chờ đợi”, ông Quảng nhấn mạnh.

Vũ Lê

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Pháp lý tài sản số trước thềm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024

Sinh viên Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đạt giải ba cuộc thi Năng suất chất lượng 2024

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Sẽ đẩy mạnh số hoá, dùng AI phục vụ công tác pháp điển

Câu chuyện từ những doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số

Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam