Chủ nhật 22/12/2024 23:22

Đà Nẵng đưa vào vận hành trung tâm giám sát, điều hành thông minh

Sáng 14/8, tại TP. Đà Nẵng, UBND thành phố tổ chức khai trương, đưa vào vận hành Trung tâm giám sát, điều hành thông minh Đà Nẵng (Trung tâm IOC Đà Nẵng).

Trung tâm IOC Đà Nẵng là một hợp phần quan trọng được xác định trong Kiến trúc tổng thể thành phố thông minh của Đà Nẵng và trong Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thành phố Đà Nẵng đưa vào vận hành trung tâm giám sát, điều hành thông minh (Trung tâm IOC Đà Nẵng)

Ở giai đoạn 1, Trung tâm IOC Đà Nẵng được triển khai theo mô hình toàn diện, gồm IOC cấp thành phố, các trung tâm điều hành quận, huyện (OC quận huyện) và các trung tâm điều hành chuyên ngành (OC chuyên ngành), đáp ứng yêu cầu phân cấp, ủy quyền trong bối cảnh xây dựng chính quyền đô thị tại Đà Nẵng.

Bộ máy tổ chức vận hành của Trung tâm IOC Đà Nẵng dựa trên cơ sở tổ chức lại, kế thừa bộ máy, nhân sự từ Trung tâm Thông tin dịch vụ công Đà Nẵng.

Về phương thức hoạt động, Trung tâm IOC Đà Nẵng giai đoạn 1 sử dụng dữ liệu hiện có để thống kê, phân tích tập trung, đưa ra các cảnh báo sớm theo thời gian thực, phục vụ chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo thành phố; Sở ngành; UBND quận huyện, xã phường và cung cấp thông tin, tiện ích, dịch vụ cho người dân. Trung tâm IOC thu thập, sử dụng dữ liệu từ 03 nhóm chính: dữ liệu từ các hệ thống, ứng dụng chính quyền điện tử; dữ liệu từ các hệ thống, ứng dụng quản lý đô thị thông minh và dữ liệu do doanh nghiệp, cộng đồng triển khai.

Thông qua các phân tích từ trung tâm IOC, người dân sẽ kịp thời nhận được các thông báo khi có tình trạng kẹt xe, các khu vực đang có mưa ngập, khi có các tình huống thiên tai, khẩn cấp khác….

Với việc đưa vào vận hành Trung tâm IOC Đà Nẵng (giai đoạn 1) sẽ giúp lãnh đạo Đà Nẵng có khả năng giám sát, điều hành, ra quyết định và quản lý chất lượng dịch vụ do thành phố cung cấp một cách tổng thể, mang đến hiệu quả, cơ hội phát triển các ngành, lĩnh vực và kinh tế - xã hội. Về phía người dân sẽ được thụ hưởng gián tiếp các nhóm dịch vụ đô thị thông minh do thành phố cung cấp, đồng thời trực tiếp sử dụng các dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh trên ứng dụng Danang Smart City, kịp thời nhận được các thông báo khi có tình trạng kẹt xe, các khu vực đang có mưa ngập, chất lượng môi trường hoặc khi có các tình huống thiên tai, khẩn cấp khác….

Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, việc khai trương Trung tâm IOC là điểm nhấn quan trọng và là bước tiến lớn trong quá trình triển khai chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh của Đà Nẵng.

Để Trung tâm IOC hoạt động hiệu quả, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đề nghị trung tâm vừa làm, vừa điều chỉnh, hoàn thành đến đâu đưa vào sử dụng ngay đến đó, từng bước tối ưu và mở rộng, đảm bảo tuân thủ theo Khung kiến trúc, lấy Hạ tầng, Dữ liệu làm nền tảng, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để đánh giá hiệu quả. Đồng thời đề nghị các ngành, địa phương phải tích cực chia sẻ, động bộ, cập nhật dữ liệu chuyên ngành về Trung tâm IOC và phải phân công cụ thể người phụ trách sử dụng thông tin, dữ liệu từ IOC trong hoạt động, trong họp giao ban, phục vụ chỉ đạo, điều hành; đặc biệt là trong nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, xử lý đơn thư của công dân.

Trung tâm IOC Đà Nẵng (giai đoạn 1) là trung tâm IOC đầu tiên triển khai trên mô hình toàn diện với phạm vi lớn nhất gồm IOC cấp thành phố, OC 7 quận huyện và các OC chuyên ngành

Theo đại diện đơn vị triển khai chính dự án Trung tâm IOC Đà Nẵng giai đoạn 1, Trung tâm IOC Đà Nẵng là Trung tâm giám sát, điều hành thông minh đầu tiên triển khai trên mô hình toàn diện, với phạm vi quy mô lớn nhất bao gồm IOC cấp thành phố, 07 trung tâm điều hành (OC) cấp quận/huyện và các OC chuyên ngành (y tế, giáo dục, công thương,...).

Được biết, Trung tâm IOC sẽ được vận hành bằng việc ứng dụng nhiều công nghệ điển hình như trí tuệ nhân tạo (AI), phiên tích dữ liệu số, và bước đầu hình thành công cụ nền tảng quản lý IoT với hơn 300 thiết bị cảm biến được tích hợp giúp thành phố có công cụ giám sát, điều hành đô thị và hỗ trợ người dân (như cung cấp thông tin về chất lượng không khí, xả thải, lượng mưa, các điểm ngập úng,...).

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững