Thứ ba 24/12/2024 00:08

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đủ hồ sơ rà soát biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu

Vừa qua, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ đối với biện pháp tự vệ thương mại đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam và sẽ tiến hành điều tra theo đúng quy trình pháp luật. 

Ngày 18/7/2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam (SG04). Thời hạn áp dụng biện pháp là 4 năm kể từ ngày 22/3/2016 – 21/3/2020 (nếu không gia hạn).

Chính vì thế, ngày 31/5/2019, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra), Bộ Công Thương đã đăng thông báo công khai về việc đề nghị các doanh nghiệp có yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp nộp hồ sơ.

Theo đó, ngày 1/7/2019, các nhà sản xuất trong nước (Bên yêu cầu) đã có Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài (ER01.SG04). Bên yêu cầu gồm 4 công ty: Công ty CP Thép Hoà Phát Hải Dương, Công ty CP Thép Miền Nam, Công ty CP Thép Thủ Đức và Công ty CP Thép Biên Hoà. Ngày 10/7/2019, Cơ quan điều tra đã có công văn đề nghị Bên yêu cầu nộp bổ sung hồ sơ theo quy định. Ngày 22/7/2019, Bên yêu cầu đã nộp thông tin bổ sung theo yêu cầu. Đến ngày 6/8/2019, Cơ quan điều tra xác nhận hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định.

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, trong thời hạn 30 ngày từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc rà soát cuối kỳ.

Nội dung thẩm định Hồ sơ bao gồm: Xác định dấu hiệu gia tăng của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng; Thông tin về tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng; Thông tin về điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng; Khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ.

Để phục vụ công tác thẩm định, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, Cơ quan điều tra đề nghị các doanh nghiệp trong nước sản xuất/kinh doanh hàng hóa tương tự/hàng hoá cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nêu trên cung cấp các thông tin về: về doanh nghiệp; Công suất thiết kế và sản lượng của phôi thép và thép dài trong các năm: 2016, 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019; Ý kiến của công ty về vụ việc (đồng ý, phản đối, không có ý kiến); Hoặc bất kỳ tài liệu/chứng cứ nào khác mà công ty cho rằng liên quan đến vụ việc. Thời hạn cung cấp các thông tin nêu trên là ngày 15/8/2019.

Mọi thông tin đề nghị gửi về: Phòng Điều tra thiệt hại và Tự vệ; Cục Phòng vệ thương mại Bộ Công Thương - 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Cán bộ phụ trách: Phan Mai Quỳnh; điện thoại: 024.7303.7898 Email: quynhpm@moit.gov.vn; giangphg@moit.gov.vn)
Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Biện pháp tự vệ

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?