Thứ năm 26/12/2024 19:33

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo: Tham mưu, quản lý năng lượng hiệu quả

Là đơn vị mới thành lập sau khi Bộ Công Thương tái cơ cấu tổ chức, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước thời kỳ hội nhập, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (ĐL&NLTT) đã có sự kế thừa và gắn liền với quá trình phát triển của ngành điện cách mạng Việt Nam. Sau gần 5 năm thành lập, Cục đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào thành công chung của Bộ Công Thương.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công Thương, Cục đã triển khai và hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng theo lĩnh vực quản lý. Đơn cử như công tác xây dựng Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách trung ương cho Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 -2020, đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1740; xây dựng dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030, có xét đến năm 2045 (Tổng sơ đồ 8).

Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo đạt chất lượng và hiệu quả

Trong công tác tham vấn chính sách, Cục đã xây dựng, trình Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng phê duyệt nhiều văn bản chính sách về phát triển NLTT tại Việt Nam nhằm tạo nền tảng quan trọng cho thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng. Nhờ đó, đến nay, cả nước đã thu hút hàng tỷ USD, phát triển gần 16.000MW điện NLTT, góp phần giảm nguy cơ thiếu điện, giảm lượng điện chạy dầu giá cao, hướng phát triển ngành điện Việt Nam theo hướng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhờ những chủ trương đúng đắn, hiệu quả; sự đồng hành cùng các doanh nghiệp năng lượng, cho đến nay, hệ thống nguồn và lưới điện đã không ngừng được hoàn thiện. Gần 70 năm qua, từ chỗ chỉ có 5 nhà máy nhiệt điện công suất nhỏ, với tổng công suất nguồn 31,5MW, đến cuối năm 2020, tổng công suất đặt nguồn toàn hệ thống đã đạt trên 61.000MW, hệ thống lưới điện các cấp điện áp đã phủ khắp cả nước, có liên kết khu vực, đứng thứ 23 trên thế giới về quy mô hệ thống điện.

Về thực hiện nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng, Cục đã tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành các văn bản, đề nghị cơ quan liên quan và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai thực hiện. Nhờ đó, đến năm 2019, Ngân hàng Thế giới đã đánh giá xếp hạng chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng năm thứ 6 liên tiếp với 88,2 điểm, tiếp tục đứng thứ 4 trong nhóm ASEAN-4 và nhóm 4 nước tốt nhất của các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đồng thời, duy trì vị trí xếp hạng 27 trên tổng số 190 quốc gia và nền kinh tế; thứ 2 trong khu vực ASEAN về số thủ tục và thời gian thực hiện của ngành điện.

Trong công tác quản lý các dự án theo hình thức BOT, Cục ĐL & NLTT tiếp tục quản lý và theo dõi 20 dự án nhà máy nhiệt điện đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) với tổng công suất khoảng gần 27.000MW, trong đó, có nhiều dự án đã đưa vào vận hành, đóng góp đáng kể về sản lượng cho hệ thống điện quốc gia.

Đối với lĩnh vực nhiệt điện, thời gian qua, Cục đã tập trung giám sát tình hình triển khai các dự án đầu tư; kịp thời báo cáo, đề xuất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là dự án trọng điểm như Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhiệt điện: Hợp tác, trao đổi với các tổ chức nước ngoài về công nghệ trong lĩnh vực nhiệt điện; hợp tác với METI Nhật Bản để nghiên cứu phát triển điện khí sử dụng LNG tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực thủy điện, Cục đã tổ chức quản lý toàn diện theo phân cấp và các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện và giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của chủ đầu tư và những đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện các dự án thủy điện; chủ trì, phối hợp tốt với những đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ xử lý các vấn đề đối với các dự án thủy điện được nghiên cứu, đầu tư tại nước ngoài như Lào, Campuchia.

Tại lĩnh vực điện nông thôn, Cục đã hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 đạt chất lượng và hiệu quả; đề xuất các cơ chế, chính sách, phương thức thực hiện; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận động, tìm nguồn vốn tài trợ cho các dự án phát triển lưới điện nông thôn và điều phối chương trình cấp điện nông thôn; chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…

Theo báo cáo của EVN, cho đến nay, ngành điện đã quản lý và cung cấp điện cho 11/12 huyện đảo, 1 thành phố đảo; đã đưa điện tới 100% số xã, phường với tỷ lệ số hộ dân có điện trong cả nước đạt 99,54%. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt cung cấp điện mà còn thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Chính phủ về bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân cũng như chương trình nông thôn mới, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị về quốc phòng - an ninh; tạo điều kiện cho mọi người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và mang lại niềm tin của nhân dân với Đảng, nhà nước.

Không chỉ đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, Cục cũng đã tham mưu cho Bộ Công Thương nhiều văn bản nhằm tái cơ cấu ngành điện, đẩy mạnh cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ ngành điện; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Thực tế, ngành điện đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu trên như đã triển khai hóa đơn điện tử, cung cấp dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4 trên môi trường mạng và các tiện ích khác…

Trong giai đoạn tới, trên cơ sở kế thừa các kết quả đạt được của ngành điện, Cục ĐL&NLTT sẽ tiếp tục đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, quyết tâm hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao là quản lý lĩnh vực điện lực, năng lượng mới và NLTT, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công Thương giao phó.
Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Thi công dự án trạm biến áp 220kV Sầm Sơn và đường dây đấu nối

Tổng công ty Đông Bắc 30 năm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Thủ tục hành chính rườm rà gây khó cho doanh nghiệp năng lượng vào thị trường carbon

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện