Thứ hai 30/12/2024 02:34

Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao: Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động

Năm 2018, tình hình kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) nói chung và DN trong ngành phân bón nói riêng. Để vượt qua khó khăn, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tiếp tục cải tiến dây chuyền công nghệ, mở rộng thị trường.

Áp lực của doanh nghiệp phân bón

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2018, tình hình kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho các DN nói chung và DN sản xuất trong lĩnh vực phân bón nói riêng. Theo đó, có nhiều DN phân bón sản xuất ra không tiêu thụ được, sản phẩm tồn kho nhiều, gây khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, việc áp dụng Luật số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế vào thực tiễn, các sản phẩm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Phần thuế GTGT đầu vào của các nguyên liệu, vật tư cho sản xuất và sửa chữa máy móc, thiết bị đều không được khấu trừ và phải đưa vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng phân bón. Trong khi đó, thị trường phân bón chịu ảnh hưởng nhiều do một số sản phẩm phân bón tăng 5% thuế nhập khẩu như: Đạm SA, Urê và một số hàng hóa khác… có tác động làm tăng chi phí đầu vào cho DN sản xuất phân bón…

Cùng với đó, thị trường phân bón những năm qua phát triển ồ ạt, không theo định hướng thị trường. Cả nước hiện có hơn 14.000 sản phẩm phân bón vô cơ và hữu cơ, với hơn 700 nhà máy sản xuất. Ước tính, tổng lượng cung phân bón mỗi năm tại Việt Nam (bao gồm cả nhập khẩu) ước đạt 33 triệu tấn, gấp hơn 3 lần nhu cầu phục vụ sản xuất nông nhiệp khoảng 10 - 11 triệu tấn. Cùng với đó, trên thị trường xuất hiện phân bón giả, kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến thương hiệu của các DN làm ăn chân chính.

Giá cả các loại nông sản diễn biến thất thường, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân, từ đó ảnh hưởng đến khả năng đầu tư phân bón cho cây trồng. Diện tích đất dành cho nông nghiệp bị thu hẹp do mở rộng các khu công nghiệp, khu chế xuất, trang trại, nuôi trồng thủy sản…

Ông Phạm Quang Tuyến - Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao - cho biết: Tất cả những yếu tố trên tạo ra áp lực không nhỏ cho các DN phân bón nói chung và công ty nói riêng trong năm 2018.

Cải tiến công nghệ, mở rộng thị trường

Đứng trước những áp lực không nhỏ của tình hình trong nước, thế giới và diễn biến thị trường phân bón để ổn định sản xuất, đồng thời hưởng ứng tích cực CVĐ, công ty luôn chú trọng hoàn thiện dây chuyền công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng cả nước.

Ông Phạm Quang Tuyến khẳng định, hoàn thiện dây chuyền công nghệ không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nông dân và cây trồng, mà còn nhằm tạo ra sức cạnh tranh cho DN và khẳng định vai trò của DN đi đầu trong ngành phân bón. Tạo ra những sản phẩm tốt, cũng giúp người nông dân tin tưởng với thương hiệu phân bón Lâm Thao, hạn chế sử dụng sản phẩm nhập khẩu, hướng ứng CVĐ. Theo đó, hàng năm, công ty luôn chăm lo, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, định kỳ hệ thống máy móc, thiết bị, công nghệ bảo đảm các dây chuyền sản xuất ổn định, liên tục, bảo đảm chất lượng, an toàn và môi trường. Tuân thủ đúng quy trình quy phạm trong sản xuất axit, Supe và NPK-S, hoàn thiện quy trình kiểm tra bao tráng màng OPP, PP trên tiêu chí nâng cao chất lượng bao bì sản phẩm và tổ chức thực hiện chuyển đổi mẫu bao bì phân bón thúc từ tráng PP sang ghép màng OPP... ; cung cấp đầy đủ các loại nguyên liệu, vật tư trang thiết bị thiết yếu, đúng số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả cạnh tranh.

Để sản xuất dây chuyền công nghệ hiện đại, công ty cũng chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản. Năm 2017, giá trị thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản là 227 tỷ 011 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch/năm. Công tác đầu tư xây dựng vẫn được quan tâm, chú trọng và đẩy mạnh hơn trong năm 2018. Để các dây chuyền công nghệ vận hành hiệu quả, công ty cũng đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát huy tinh thần sáng tạo, sáng kiến tiết kiệm, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh hoàn thiện dây chuyền công nghệ, năm 2018, Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao sẽ tiếp tục giữ vững thị trường cũ, đồng thời mở rộng thị trường mới. Để làm tốt công tác này, lãnh đạo công ty luôn chú trọng công tác thị trường, chủ động điều chỉnh cơ chế, chính sách về giá bán sản phẩm, khuyến mại, chiết khấu các chi phí bán hàng. Cải tiến, sắp xếp hệ thống đại lý của công ty cho phù hợp với điều kiện hiện tại, nhằm tăng cường hợp tác trong phát triển thị trường, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn. Triển khai xây dựng cơ chế bán hàng linh hoạt, giải pháp về tiêu thụ sản phẩm, cơ chế khen thưởng, khuyến khích kịp thời, để khách hàng gắn bó lâu dài hơn với DN. Cùng với đó, công ty sẽ tiếp tục mở các hội nghị đầu bờ, mô hình trình diễn tại các địa phương trên cả nước để hỗ trợ, hướng dẫn bà con nông dân cách sử dụng phân bón Lâm Thao tăng năng suất cây trồng… từ đó, tạo niềm tin cho người tiêu dùng về một sản phẩm phân bón Việt vì chất lượng nông sản Việt.

CT
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tập trung đầu tư để sản phẩm OCOP Quảng Bình khẳng định được thương hiệu

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3