Thứ sáu 22/11/2024 19:17

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 3/10: Xuất khẩu vượt khó, duy trì đà tăng trưởng

Bộ Công Thương cho biết, 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 282,52 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tờ Kinh tế & Đô thị có bài: “Xuất khẩu vượt khó, duy trì đà tăng trưởng”

Bài báo dẫn thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 282,52 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 276 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 6,52 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,44 tỷ USD).

Đáng chú ý, xuất siêu sang nhiều thị trường lớn cũng ghi nhận kết quả tích cực, trong đó 9 tháng năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 24,3 tỷ USD, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản 10 triệu USD (cùng kỳ nhập siêu 1,7 tỷ USD).

Đánh giá về tốc độ tăng trưởngxuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhờ nhiều đơn hàng sản xuất dịch chuyển về Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc theo đuổi chính sách “Zezo covid”.

Thêm vào đó, nhờ tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đi vào thực thi trong những năm gần đây như: EVFTA, CPTPP, UKVFTA… với lộ trình cắt giảm thuế quan cho nhiều ngành hàng, tiếp tục tạo bệ phóng cho xuất khẩu, kéo lượng đơn đặt hàng lớn về Việt Nam.

Tờ Thời báo kinh tế Việt Nam có bài:Xuất khẩu sang Nga có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn bấp bênh”.

Bài báo dẫn thống kê của Hải quan Việt Nam cho biết, trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga trong tháng 8 đạt 130,8 triệu USD, tăng 15,4% so với tháng 7/2022 nhưng giảm 47,5% so với tháng 8/2021. Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2022 đạt 1,1 triệu USD, giảm 49,34% so với cùng kỳ 2021.

Đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản, từ tháng 5/2022 xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, kim ngạch tháng sau tăng so với tháng trước. Trong tháng 8/2022 kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng trên (trừ hạt điều giảm 22,8%) đều tăng khá cao so với tháng 8/2021.Tuy nhiên, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Nga 8 tháng năm 2022 đạt 2,48 tỷ USD, giảm 27,74% so cùng kỳ năm 2021.

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Nga 8 tháng năm 2022 đạt 2,48 tỷ USD, giảm 27,74% so cùng kỳ năm 2021

Liên quan đến lĩnh vực năng lượng, tờ Thanh Niên có bài: “Giá xăng dầu hôm nay 3/10/2022: E5 RON92 về mốc 20.000 đồng/lít”.

Bài báo cho biết, giá xăng dầu trong nước chiều nay có thể sẽ giảm. Theo đó, mức giảm của xăng từ 1.100 - 1.500 đồng/lít, dầu diesel giảm khoảng 400 - 600 đồng/lít. Mức giảm này chưa tính khoản trích Quỹ bình ổn xăng dầu, nếu có.

Ngày 3/10, giá bán các loại xăng dầutrong nước áp dụng theo mức giá điều chỉnh từ ngày 21/9, cụ thể như sau: xăng E5 RON92 21.781 đồng/lít, xăng RON95-III 22.584 đồng, dầu diesel 22.536 đồng, dầu hỏa 22.441 đồng... Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có lần giảm thứ tư liên tiếp. Đặc biệt, xăng E5 RON 92 có cơ hội giảm về mức khoảng 20.000 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, xăng đã qua 25 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng, 11 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.

Tờ VTC có bài: “Giá xăng hôm nay có thể giảm 1.000 đồng/ lít, về mức sát 20.000 đồng”.

Bài báo cho biết, theo tính toán, giá xăng tại thị trường Singapore đang thấp hơn giá bán lẻ trong nước khoảng 1.100 đồng/lít đối với xăng RON95, khoảng 900 đồng/lít đối với xăng E5 RON92 và khoảng 200 đồng/lít đối với dầu diesel.

Trên Oilprice, giá dầu thô WTI của Mỹ giao dịch ở mức 79,4 USD/thùng, giảm 2,15%; giá dầu Brent giao dịch mức 85,14 USD/thùng, giảm 2,34%.

Cũng theo tờ VTC, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh theo giá thế giới. Trong tuần qua, giá dầu thế giới trồi sụt nhưng xu hướng chung là giảm. Do đó, kỳ điều hành giá ngày 3/10, giá bán lẻ xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm để phù hợp biến động giá thế giới. Mức giảm phụ thuộc vào việc sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá (BOG). Bài báo cũng dự báo, giá xăng có thể giảm từ 700 - 1.100 đồng/lít.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Hải Dương

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo