Thứ tư 27/11/2024 14:35

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 1/8: EVFTA tạo sức bật cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam

Sau 2 năm triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU được đánh giá rất khả quan.

Tờ Bnews của Thông tấn xã ngày 1/8 có bài: “2 năm thực thi EVFTA: Sức bật cho tăng trưởng”.

Bài báo cho biết, dù qua 2 năm dịch Covid-19 bùng phát khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, song nhờ triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 31,65 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 8,52% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, góp phần duy trì vị trí EU là đối tác kinh tế - phát triển hàng đầu của Việt Nam.

“Có thể khẳng định Hiệp định EVFTA đã tạo ra cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh” - bài báo khẳng định.

6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 31,65 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước

Tờ Quân đội nhân dân có bài: “EVFTA còn nhiều tiềm năng chờ khai mở”

Bài báo đánh giá, cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU rất lớn. Bởi EU và Việt Nam là những thị trường mang tính bổ sung cho nhau, cơ cấu hàng hóa không cạnh tranh trực tiếp. Với 27 nước thành viên, dân số hơn 500 triệu người, EU có nhu cầu nhập khẩu lượng lớn hàng hóa. Đồng thời, ngoài lý do thuế nhập khẩu của các đối tác tiếp tục được xóa bỏ, cắt giảm theo lộ trình cam kết thì yếu tố quan trọng để hàng hóa của Việt Nam tiến sâu vào thị trường quan trọng này là doanh nghiệp đã dần thích nghi với các cam kết của EVFTA.

Song, đi cùng với những thuận lợi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU cũng đang đối diện với nhiều thách thức. Ngoài việc lạm phát cao ở EU khiến tổng cầu hàng hóa có những dấu hiệu sụt giảm thì xu hướng mất giá trong một năm qua của đồng euro; chính sách thương mại của EU thay đổi nhanh chóng cũng đang tác động không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp cần nghiêm túc hơn trong kiểm soát quy trình sản xuất, từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến kiểm nghiệm sản phẩm. Cùng với đó, cơ quan chức năng cũng cần cung cấp thông tin đầy đủ cho cộng đồng doanh nghiệp có thể khai thác tốt những quy định tại EVFTA.

Liên quan đến thị trường tiêu dùng, Báo Chính phủ đưa thông tin: “Thủ tướng yêu cầu kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh”.

Theo bài báo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhvừa ký ban hành Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 về tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Công điện nêu rõ, trước diễn biến giá cả các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong thời gian qua vẫn ở mức cao, Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã triển khai nhiều giải pháp giữ ổn định giá hàng hóa, dịch vụ, nhất là việc kiểm soát giá các hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh trong các kỳ điều hành vừa qua.

Về vấn đề xuất nhập khẩu, tờ Hải quan ngày 1/8 có bài: "Ngành nông nghiệp xuất siêu ấn tượng gần 6,3 tỷ USD".

Theo thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố sáng ngày 1/8, 7 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản ước đạt khoảng 58,3 tỷ USD, tăng 7,2% so với 7 tháng năm 2021.

Kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy ước gần 32,3 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt 13,3 tỷ USD, tăng 8,4%; lâm sản chính đạt trên 10,4 tỷ USD, tăng 1,3%; thủy sản ước đạt gần 6,7 tỷ USD, tăng 34,2%; chăn nuôi ước đạt 225,6 triệu USD, giảm 11,6%; xuất khẩu đầu vào sản xuất gần 1,7 tỷ USD, tăng 66,7%.

7 tháng đầu năm, có 4 sản phẩm/nhóm sản phẩm có trị giá xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD (cà phê, gạo, tôm, sản phẩm gỗ).

Về thị trường xuất khẩu, 7 tháng qua, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt gần 8,7 tỷ USD (chiếm 26,8% thị phần); đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc, đạt trên 5,7 tỷ USD (chiếm 17,8% thị phần); thứ 3 là thị trường Nhật Bản với trị giá xuất khẩu đạt trên 2,3 tỷ USD (chiếm 7,2% thị phần); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với trị giá xuất khẩu đạt trên 1,5 tỷ USD (chiếm 4,7% thị phần).

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về truyền thông, cung cấp thông tin báo chí

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Các Bộ, ngành góp ý hoàn thiện Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

PGS.TS. Ngô Trí Long: Báo Công Thương đã tạo ra mạng lưới kết nối giữa chuyên gia và độc giả

TS. Võ Trí Thành: Báo Công Thương là một tờ báo đặc biệt!

TRỰC TIẾP: Tọa đàm 'Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý'

[LIVE] Toạ đàm 'Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn'

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Cục Hoá chất - Bộ Công Thương: 16 năm với những dấu ấn quan trọng

Báo Công Thương chung tay, đồng lòng hướng về vùng bão lũ

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Báo Công Thương phát động Chương trình 'Chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt'

Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra công tác vận hành xả lũ tại Thủy điện Thác Bà

Cột điện gãy đổ ở Quảng Ninh do bão Yagi: Đừng suy diễn, quy chụp thiếu căn cứ

Đoàn Bộ Công Thương làm việc với Thủy điện Tuyên Quang về công tác vận hành xả lũ trong mùa mưa bão