Thứ sáu 22/11/2024 08:57

Công nghiệp hỗ trợ: Làm gì để "cất cánh"?

Chỉ khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu DN Việt Nam tham gia sản xuất, chế tạo trong ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Đây là con số quá thấp nếu so sánh với cộng đồng DN CNHT tại một số nước ngay trong khối ASEAN.

Tỷ lệ nội địa hóa vẫn thấp

Chia sẻ tại sự kiện "Phát triển ngành CNHT tại Khu công nghiệp (KCN) hỗ trợ Nam Hà Nội" mới đây, ông Nguyễn Hoàng - Phó Chủ tịch Hiệp hội CNHT Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội DN ngành CNHT Hà Nội - thông tin: Tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm CNHT của DN Việt Nam thuộc ngành chế tạo ôtô đạt khoảng 5 - 20%; điện tử 5 - 10%; da giày 30%; dệt may 30%. CNHT cho công nghệ cao đạt khoảng 1 - 2%; cơ khí chế tạo khác 15 - 20%... Từ hạn chế về việc nội địa hóa các sản phẩm CNHT dẫn tới khối lượng linh kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên đến hàng chục tỷ USD. Đặc biệt, Việt Nam chỉ có khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu DN Việt Nam tham gia vào sản xuất, chế tạo trong ngành CNHT. Đây là con số quá thấp khi so sánh với cộng đồng DN CNHT tại một số nước ngay trong khối ASEAN.

Sản phẩm CNHT chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước

Đánh giá về sự phát triển của ngành CNHT, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho biết, 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy vậy, những đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao, từ con số 6,69% năm 2020 tăng lên 25,13% năm 2021 và cũng là điểm sáng nổi bật của phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, CNHT của Việt Nam vẫn đang còn rất yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước. Một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ôtô, xe máy… hầu như chưa có ngành CNHT đi kèm, đang phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Điều này dẫn đến sản xuất manh mún, bị động, chi phí sản xuất cao, giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam thấp. Về nguyên nhân của tình trạng trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các DN CNHT của Việt Nam đang khá thấp cả về năng lực quản lý sản xuất, trình độ công nghệ, chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế hay công cụ quản lý sản xuất. Theo đó, chỉ có khoảng 20% DN có chứng nhận ISO 9.000; 90% DN có chứng nhận ISO 14.000...

Hoàn thiện cơ chế, chính sách

Để phát triển ngành CNHT Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng cho rằng, Chính phủ cần sớm xây dựng Luật CNHT và trình Quốc hội ban hành. Bên cạnh đó, cần thành lập Ban chỉ đạo cấp nhà nước do Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương, DN để thống nhất chỉ đạo thúc đẩy giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho DN CNHT. Mặt khác, cần quy hoạch cụ thể từng vùng kinh tế để phát triển các ngành CNHT….

Để giải quyết những trở ngại đối với DN sản xuất sản phẩm CNHT, cần có gói giải pháp cấp thiết, đặc thù về vốn. Việc kết nối với các DN, tập đoàn quốc tế lớn đang có mặt tại Việt Nam rất quan trọng, để DN có thể tham gia vào chuỗi sản xuất CNHT.

Hiện, Bộ Công Thương đang trình Chính phủ xây dựng Luật Phát triển công nghiệp, đây là cơ hội rất tốt để chúng ta đánh giá lại, đồng thời có giải pháp để thúc đẩy, hỗ trợ khu vực DN này trong thời gian tới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang sửa Nghị định số 82/2018/NĐ-CP về quản lý KCN và khu kinh tế, trong đó, đề xuất rất nhiều cơ chế, chính sách mới phát triển khu kinh tế, KCN trong tình hình mới.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Bài 4

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 3

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 2

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Tạo 'đường ray' phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -Bài 1

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu