Thứ sáu 22/11/2024 18:24

Công nghiệp điện tử: Lĩnh vực sản xuất then chốt của Việt Nam

Đó là khẳng định của ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương tại Hội thảo giao thương “Áp dụng công nghệ mới tăng cường xúc tiến thương mại giữa Ấn Độ và các nước Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng (GMS), diễn ra ngày 21/2, do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các cơ quan liên quan tổ chức.

Ông Lê Hoàng Tài cũng cho biết: Tại Việt Nam, công nghiệp điện tử hiện chiếm 17,8% tỷ trọng toàn ngành công nghiệp và tác động lan toả mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Ngành này chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học, xuất khẩu đến nhiều quốc gia và tham gia ngày một sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam cải thiện theo hướng tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng nguyên chiếc và bán thành phẩm. “Trong Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu xây dựng công nghiệp điện tử là ngành chủ lực, tạo cơ sở cho các ngành khác phát triển”, ông Lê Hoàng Tài nói.

Tháng 1/2022, sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học của Việt Nam giảm 5,0% so cùng kỳ năm trước, theo lý giải của Ngân hàng Thế giới, chủ yếu là bởi nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu giảm, dẫn đến sản xuất chững lại. Mặt khác, tại thời điểm đầu tháng 1/2022, số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học giảm 1,7% so cùng kỳ năm trước cũng là nguyên nhân khiến sản xuất trong lĩnh vực này giảm. Nhưng về cơ bản đây vẫn là ngành chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn ngành công nghiệp của Việt Nam.

Công nghiệp điện tử- Lĩnh vực sản xuất then chốt của Việt Nam

Sản xuất phương tiện và phụ tùng vận tải cũng là ngành công nghiệp quan trọng không kém so với ngành điện tử. Những năm qua, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này tăng liên tục, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước. Thị trường Việt Nam hiện có nhiều hãng ô tô lớn trên thế giới như Honda, Toyota… kéo theo nhà sản xuất vệ tinh và hệ thống nhà cung ứng linh kiện, phụ tùng nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Năng lực công nghệ của nhiều doanh nghiệp trong ngành đã được tăng cường đáng kể với việc sử dụng công nghệ thiết bị của các nước EU, Nhật Bản và quan tâm áp dụng công cụ quản lý tiên tiến.

Ông Lê Hoàng Tài đồng thời, cho biết: Công nghệ thông tin là ngành kinh tế lớn của Việt Nam. Dịch covid-19 làm điêu đứng hoạt động của nhiều ngành nghề nhưng riêng lĩnh vực công nghệ thông tin trở thành điểm sáng có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp to lớn vào phát triển GDP của cả nước. Việt Nam đã có tên trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới, là một trong những nước mạnh về công nghệ thông tin trong khu vực, trong đó đứng thứ nhất về dịch vụ phần mềm trong trong số 6 nước phát triển mạnh nhất khu vực Asean. Nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin nội địa của Việt Nam cũng không kém cạnh, đã vươn tầm thế giới như Viettel, FPT.

Thiết bị y tế, công nghệ sản xuất dược phẩm của Việt Nam cũng là điểm sáng. Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và đồng hành với nhà khoa học đầu tư, nghiên cứu các sản phẩm có tính ứng dụng cao mang lại lợi ích về sức khoẻ cho người dân và lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, đất nước.

Dù vậy, ông Lê Hoàng Tài cũng, cho rằng: Doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực trên cần được tăng cường năng lực mạnh mẽ hơn nữa, để có thể đáp ứng nhu cầu chất lượng hàng hoá ngày một cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu và tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng toàn cầu. “Thông qua sự kiện, doanh nghiệp Việt Nam, Ấn Độ và doanh nghiệp của các nước GMS khác trao đổi thông tin, tìm hiểu nhu cầu của nhau, tăng cường hợp tác cùng khai thác hiệu quả lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã ký kết”, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại bày tỏ.

Tại sự kiện, Tiến sỹ Shyam Vasudev Rao – Chủ tịch FICCI cũng, chia sẻ: Sự kiện được thực hiện với kỳ vọng của ADB nhằm tạo sự phát triển bao trùm cho các quốc gia GMS, trong đó có Việt Nam. Các sự kiện tương tự được tổ chức trong những năm qua từ sáng kiến của ADB cũng hướng tới mục tiêu mở rộng thương mại, tạo lập thị trường cho doanh nghiệp của các quốc gia.

Đại dịch Covid-19 cho thấy có yêu cầu lớn về phát triển bền vững và các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) với những đóng góp đặc biệt cho nền kinh tế đang được các Chính phủ hỗ trợ với chính sách mạnh mẽ. Điều này đặt ra yêu cầu với các SME cần cải tổ mô hình của mình mạnh mẽ hơn nữa và không chỉ là kinh doanh kiếm lời mà còn làm chủ chuỗi cung ứng. “Đã đến lúc các SME của Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan nên tìm phương pháp mới bên trong quốc gia của mình cũng như khu vực để xác định thị trường mới”, đại diện FICCI nói.

Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác