Thứ sáu 04/04/2025 01:44

Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bình Dương

Trong 7 tháng năm 2022, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,4%, tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương.

Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,4%

Thông tin tại họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7/2022 sáng 10/8, đại diện UBND tỉnh Bình Dương - cho biết, trong tháng 7 kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng và tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trên tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là lĩnh vực công nghiệp.

Đại diện UBND tỉnh Bình Dương thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2022, tại buổi họp báo

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 năm 2022 tỉnh Bình Dương vẫn duy trì tăng trưởng khá và ổn định. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 năm 2022 tăng 22,3% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,4%, tiếp tục là ngành đóng vai trò chủ chốt, dẫn dắt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh Bình Dươngnói chung.

Đáng chú ý, một số ngành có chỉ số sản xuất 7 tháng tăng so với cùng kỳ, như: Dệt tăng10,6%; da và các sản phẩm có liên quan tăng 12,1%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 15,2%; da và các sản phẩm có liên quan tăng 12,1%; thuốc, hoá dược và dược liệu tăng15,8%; sản phẩm từ cao su và plastic tăng 17,1%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 16,4%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,8%...

Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương

Bên cạnh sự tăng trưởng ngành công nghiệp, các lĩnh vực thương mại dịch vụ, xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Theo đó, 7 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt hơn 155 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 21,8 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 6,7 tỷ USD. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 2,5 tỷ USD.

Mặc dù, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các ngành, lĩnh vực kinh tế, quá trình khôi phục hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chi phí logistics. Cùng với đó căng thẳng xung đột Nga - Ukraine cũng đang tác động đến hoạt động xuất khẩu…

Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động chuyển đổi mô hình, thay đổi chiến lược, ứng phó linh hoạt. Đồng thời, mạnh dạn chuyển đổi số, nhanh chóng ổn định lại hoạt động sản xuất kinh doanh, ký kết được các đơn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu.

Nhìn chung, trong 7 tháng đầu năm 2022, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Bình Dương đang từng bước phục hồi, tăng trưởng cao với sự khởi sắc của các thị trường xuất khẩu quan trọng của Bình Dương như: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông...

Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa, tập trung triển khai các dự án

Về nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8 và những tháng còn lại năm 2022, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tiếp tục theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa, bảo đảm cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng.

Cùng với đó, tỉnh tổ chức tiếp xúc các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, tháo gỡ khó khăn trong việc giao đất của Khu công nghiệp VSIP 3 cho Tập đoàn Lego và các thủ tục mở rộng các khu công nghiệp: Nam Tân Uyên, Rạch Bắp, Cây Trường. Tiếp tục tập trung triển khai thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch.

Song song đó, triển khai thực hiện các dự án có tác động liên vùng như: Vành đai 3, vành đai 4, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành qua địa bàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời, phối hợp các địa phương thực hiện các dự án: cầu Bạch Đằng 2; cảng An Tây và các dự án giao thông quan trọng nội tỉnh như: nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, Mỹ Phước - Tân Vạn, nút giao thông Phước kiến, cầu vượt Sóng Thần.

Ngoài ra, tỉnh Bình Dương tiếp tục hoàn thiện công tác xây dựng thể chế trên các ngành, lĩnh vực; quan tâm chuyển đổi số, công tác cải cách hành chính, chính quyền điện tử, đô thị thông minh…

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ cán bộ khi sáp nhập

Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Phát động giải báo chí "Hải Phòng - thành phố thân thiện"

Đồng Nai và Bình Phước từng sáp nhập, chia tách thế nào?

Phú Thọ: Dâng hương tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ

Quân và dân Quân khu 4: Những trang vàng chói lọi

Đà Nẵng: Nhiều người đăng ký hiến mô, tạng, hiến máu tình nguyện

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 4: Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

Hải Phòng: Tập huấn ứng dụng AI trong hoạt động báo chí

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Quảng Bình: Quyết liệt gỡ vướng dự án cầu vượt Đồng Hới

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

TP. Hồ Chí Minh 50 năm sau ngày giải phóng - Bài 3: Những con người làm rạng danh thành phố

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt