Thứ ba 24/12/2024 03:04

Công bố quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 24/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và khởi công dự án đường Hoàng Sa-Dốc Sỏi.

Tham dự có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương; cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Đến dự còn có đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Quy hoạch thể hiện "tư duy mới, tầm nhìn mới"

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là công cụ quan trọng để tỉnh Quảng Ngãi hoạch định phương hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ tới, bảo đảm tính kết nối đồng bộ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi

Ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thể hiện "tư duy mới, tầm nhìn mới", phù hợp, đồng bộ với định hướng, tầm nhìn phát triển của đất nước.

Quảng Ngãi lựa chọn phát triển hài hòa ba trụ cột "kinh tế - xã hội - môi trường", đặt "doanh nghiệp và con người là trung tâm và là động lực chính của sự phát triển" và xem "đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng góp phần quan trọng trong việc nâng cao và đảm bảo chất lượng lao động cho nhu cầu phát triển bền vững, lâu dài".

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, mục tiêu đến năm 2030, Quảng Ngãi phấn đấu là tỉnh phát triển khá của cả nước, có thu nhập bình quân đầu người ít nhất bằng mức bình quân của cả nước; tập trung phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn; từng bước hình thành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung...

Ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

Trên cơ sở phân tích thực trạng, nhận diện được các thế mạnh, điểm yếu của từng vùng, từng khu vực, từng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, Quy hoạch tỉnh đã định hình không gian, tầm nhìn phát triển thể hiện qua cấu trúc: 02 Trung tâm động lực tăng trưởng, 03 Trung tâm đô thị, 04 hành lang kinh tế chiến lược và 06 vùng không gian kinh tế động lực. Trong đó, 02 Trung tâm động lực tăng trưởng, gồm: (1) Hình thành Trung tâm Lọc, hoá dầu và Năng lượng quốc gia, Trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng động lực miền Trung tại Khu kinh tế Dung Quất; (2) Phát triển huyện đảo Lý Sơn trở thành Trung tâm du lịch biển - đảo.

"Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa rất lớn, đây sẽ là công cụ cực kỳ quan trọng để Tỉnh tổ chức quản lý, định hướng, kiểm soát các hoạt động đầu tư và là nền tảng thúc đẩy phát triển tỉnh Quảng Ngãi mạnh mẽ hơn nữa, bền vững hơn nữa trong giai đoạn tới", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh thông tin.

Kỳ vọng Quy hoạch sẽ tạo ra xung lực mới để Quảng Ngãi tăng tốc phát triển

Phát biểu tại Lễ công bố, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi là một bước cụ thể hóa Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị; được xây dựng với triết lý, quan điểm: “Đa sắc - Hiệp đồng - Khác biệt”; với tầm nhìn chiến lược, không gian lãnh thổ bảo đảm tính kết nối đồng bộ; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh được kỳ vọng sẽ tạo ra xung lực mới để Quảng Ngãi tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Lễ công bố

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng có những thách thức đang đặt ra với tỉnh Quảng Ngãi trong đó có việc tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc chủ yếu vào các ngành kinh tế thâm dụng vào tài nguyên, hiệu quả chưa cao, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Tỉnh đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, cung chưa bảo đảm cầu. Xung đột, chồng lấn, triệt tiêu lợi thế do cạnh tranh, thiếu liên kết vùng, liên kết ngành, bố trí không gian phát triển chưa hợp lý. Tỉnh chưa khơi thông, phát huy được nguồn lực về tự nhiên, truyền thống văn hóa đặc sắc và nhân tố con người của Quảng Ngãi để tạo động lực mới cho tăng trưởng bền vững chất lượng cao.

Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh cần phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, hài hòa với những bước đi vững chắc, từng bước lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp; hình thành hệ sinh thái kinh tế đô thị - công nghiệp - dịch vụ. Quan tâm phát triển nông thôn hiện đại, phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghệ cao. Chú trọng phát triển dịch vụ du lịch dựa trên lợi thế về những giá trị văn hóa, di sản đặc sắc; về biển đảo, hệ sinh thái tự nhiên đa dạng.

Tại buổi lễ, tỉnh Quảng Ngãi đã trao Quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện một số dự án phát triển đô thị, sản xuất khu công nghiệp trên địa bàn.

Nhân dịp này, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức khởi công dự án đường Hoàng Sa-Dốc Sỏi. Dự án thuộc nhóm A, là công trình giao thông đường bộ cấp I; có tổng chiều dài tuyến là 26,88km (trong đó có 9 hạng mục công trình cầu), với điểm đầu tuyến giao với đường Trì Bình-Dung Quất, thuộc huyện Bình Sơn và điểm cuối tuyến kết nối với đường Hoàng Sa, tại nút giao đầu cầu Đập dâng sông Trà Khúc thuộc địa phận thành phố Quảng Ngãi; tổng mức đầu tư là 3.500 tỷ đồng; nguồn vốn Trung ương và ngân sách tỉnh; thời gian thực hiện năm 2022-2027.
Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ngãi

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người