Thứ sáu 08/11/2024 10:29

Coi rào cản là cơ hội

Các hiệp định thương mại tự do được Việt Nam ký kết từ cấp song phương đến châu lục, liên châu lục là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là mặt hàng nông sản. Nhưng cùng đó là nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật (TCKT) đang được các quốc gia nhập khẩu (NK) sử dụng như một biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước. 

Việc thiếu TCKT trong nước và vấp phải nhiều TCKT của quốc gia NK không chỉ làm nông, thủy sản (NTS) khó tiêu thụ nội địa mà ở thị trường xuất khẩu (XK) cũng gặp khó. Điển hình như quy định về chất cấm, dư lượng kháng sinh trong cá tra, tôm, chè, gạo, trái cây XK… bị Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và các cơ quan kiểm định châu Âu cảnh báo. Hay mới đây, hải sản khai thác bị Ủy ban châu Âu rút "thẻ vàng" cảnh báo vì vi phạm các nguyên tắc IUU. Ngay cả thị trường Trung Quốc – vốn được đánh giá là dễ tính - cũng đang nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng nông sản NK và tăng cường quản lý thương mại biên giới.

Việc đáp ứng các rào cản sẽ nâng sức cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam

Với kiểm dịch thực vật, các nước đòi hỏi nước XK phải cung cấp bộ tài liệu kỹ thuật rất chi tiết về thành phần dịch hại, biện pháp phòng trừ, sản lượng, phân bố vùng trồng,... Tương tự với an toàn thực phẩm, nhiều mức dư lượng đang được các nước NK quy định ở mức 0 hoặc rất thấp trong khi hệ thống sản xuất của chúng ta vẫn tương đối manh mún, khó kiểm soát, chưa đủ điều kiện để đáp ứng TCKT đặt ra. Trong khi đó các doanh nghiệp (DN) XK NTS có quy mô vừa và nhỏ, năng lực đầu tư khoa học, công nghệ về bảo quản, chế biến và tổ chức vùng nguyên liệu còn yếu.

Rõ ràng, những TCKT mà các quốc gia NK đưa ra đang đòi hỏi nỗ lực thay đổi rất lớn từ không chỉ người nông dân, ngư dân, DN mà cả sự tham gia, hỗ trợ tích cực của cơ quan nhà nước quản lý đầu vào, đẩy mạnh liên kết sản xuất, tạo ra khối lượng nông sản lớn, chất lượng đồng đều, giao hàng đúng lúc, đạt tiêu chuẩn…

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, không nên xem TCKT với nghĩa tiêu cực mà cần nhìn nhận đây là những luật chơi công bằng trong tiến trình hội nhập mà ở đó, các DN Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào muốn gia nhập "sân chơi" chung đều phải đáp ứng.

Về vấn đề này, ông Lê Kỳ Anh - chuyên gia Phái đoàn Liên minh châu Âu - chỉ rõ, trong lĩnh vực NTS, những TCKT là cơ hội cho hàng hóa Việt Nam. Đơn cử, trong Chương các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn thực vật và kiểm dịch động vật (SPS) của Hiệp định EVFTA có nội dung coi EU là thực thể đơn nhất, các yêu cầu về NK hàng vào một nước từ một sản phẩm tương tự sẽ không được áp dụng khác đi. Bởi nếu Việt Nam cho phép NK trái táo của Pháp thì trong tương lai một trái táo tương tự từ Ba Lan không phải lặp lại yêu cầu kỹ thuật, do đã được chứng minh tại mặt hàng XK đầu tiên. Quy định này đã được áp dụng ở Việt Nam và trong tương lai sẽ được áp dụng cho hàng hóa Việt XK vào châu Âu.

Như thế, nếu đáp ứng được các TCKT có phần "khắt khe" của EU, NTS Việt có thể tự tin bước vào bất kỳ thị trường nào khác và hiệu ứng này cũng sẽ có tác dụng ngay tại thị trường nội địa khi niềm tin của người tiêu dùng sẽ tăng tương ứng và đây là cơ sở để sản phẩm nâng sức cạnh tranh ngay trên sân nhà.

Người sản xuất và các nhà XK Việt Nam phải điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với yêu cầu trong các hiệp định thương mại, trong đó có EVFTA, nâng trách nhiệm tuân thủ các TCKT. Với cơ quan quản lý, cần rà soát, hoàn thiện các TCKT và quy hoạch, hình thành các vùng nguyên liệu lớn.
Hoàng Châu

Tin cùng chuyên mục

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử