Thị trường Halal 5.000 tỷ USD mỗi năm: Tiềm năng và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam Nắm bắt cơ hội, mở cánh cửa cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Halal |
Việt Nam bước đầu tiếp cận thị trường Halal
Thống kê cho thấy, hiện tại, dân số các nước theo đạo Hồi/ Islam giáo đang chiếm gần 30% dân số thế giới. Thị trường này có tổng trị giá 1.972 tỷ USD vào năm 2024 với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 6,3%/năm. Tuy nhiên, đây là một thị trường khó tính với tiêu chuẩn Halal (theo tiếng Ả Rập có nghĩa là "được phép"). Vì vậy, để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho thị trường này cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được "tiêu chuẩn Halal".Sao chép
Thông tin tại Hội thảo "Văn hóa Islam và triển vọng phát triển ngành Halal ở Việt Nam" ngày 14/8/2023, PGS, TS Lê Phước Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông - cho biết, hiện nay ở Việt Nam, cộng đồng Islam giáo có xấp xỉ 100.000 tín đồ, tập trung ở 14 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chỉ có khoảng 20 mặt hàng xuất khẩu ở thị trường Halal. Với nhiều lợi thế về nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, dệt may… và là một nước hội nhập sâu với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, tuy nhiên mức độ và hiệu quả tham gia thị trường Halal toàn cầu chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam.
Cơ hội phát triển ngành hàng Halal cho doanh nghiệp Việt Nam |
Văn hóa Islam có nhiều đặc trưng trong đời sống xã hội cũng như đời sống tôn giáo. Do đó, muốn xây dựng mối quan hệ bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội với thế giới Islam giáo, cần tìm hiểu về văn hóa Islam, hiểu về những phong tục, tập quán, những điều kiêng kỵ trong cuộc sống của cộng đồng Islam giáo ở trên thế giới và Việt Nam. Điều đó sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước theo Islam giáo.
Muốn hiểu về văn hóa Islam, trước hết phải hiểu được hai thuật ngữ Halal và Haram. Halal là những nguyên tắc được phép, được thực hiện và Haram là những điều không được phép, cấm kỵ, không được thực hiện trong đời sống cả đạo và đời, được xây dựng dựa trên những điều quy định trong Kinh Qur'an, Sunna, luật lệ/khế ước Idjma và án lệ Qiyas (đây là bốn thành tố nằm trong Luật Shari'ah/Luật Hồi giáo của các nước Islam giáo).
Theo Islam giáo, Halal và Haram bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống, không chỉ trong các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm… mà còn bao quát các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội.
Ngoài các tín đồ Islam giáo, người tiêu dùng trên thế giới ngày càng quan tâm đến thực phẩm Halal bởi các sản phẩm Halal được nhận diện là sản phẩm chất lượng cao, được sản xuất trong một hệ thống quản lý bảo đảm an toàn vệ sinh nghiêm ngặt. Riêng ngành thực phẩm Halal không chỉ về sản xuất, chế biến mà còn liên quan đến nguyên liệu, dịch vụ hậu cần… Do vậy, phát triển ngành Halal sẽ thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực, dịch vụ phụ trợ đi kèm.
Các chuyên gia đánh giá, với nhiều lợi thế về nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, dệt may… và là một quốc gia hội nhập sâu với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng mức độ và hiệu quả tham gia thị trường Halal toàn cầu chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam.
PGS. TS. Lê Phước Minh cho rằng, Việt Nam chỉ có khoảng 20 mặt hàng xuất khẩu ở thị trường Halal - một con số rất thấp. Có tới 40% các địa phương Việt Nam chưa có sản phẩm xuất khẩu có chứng nhận Halal hay nói cách khác Việt Nam mới chỉ bước đầu tiếp cận thị trường Halal.
Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn vì có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Giai đoạn từ 2015 - 2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm, song lượng du khách Islam giáo chiếm tỉ lệ không đáng kể.
Trong khi đó, các nước láng giềng của Việt Nam như Thái Lan và Singapore - hai quốc gia không theo Islam giáo ở Đông Nam Á rất thành công trong việc thu hút du khách đến từ các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) - là những khách hạng sang, có khả năng chi tiêu cao và thời gian lưu trú dài.
Do vậy, việc hiểu về văn hóa Islam sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được tâm lý, thói quen, thị hiếu, lễ nghi, tôn giáo… của người theo Islam giáo để từ đó khai mở thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa Halal toàn cầu cũng như thu hút nhiều hơn du khách và nhà đầu tư Islam giáo đến Việt Nam, góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong bối cảnh mới.
Tập trung phát triển sản phẩm Halal
Tiềm năng của thị trường Halal toàn cầu rất lớn xét về dự báo tăng trưởng quy mô dân số, mức chi tiêu, sự đa dạng về lĩnh vực và triển vọng tăng trưởng trong tương lai với tốc độ khoảng 6 - 8%/năm.
Nhiều báo cáo gần đây của các tổ chức quốc tế ước tính, quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu đã đạt trên 7.000 tỷ USD năm 2022 và dự kiến tăng lên mức khoảng 10.000 tỷ USD trong năm 2028. Mức chi tiêu và sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, mở rộng sang cả người không theo đạo Hồi do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, bảo vệ môi trường...
Thời gian qua, Chính phủ rất quan tâm đến việc khai mở và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu, điển hình là việc ban hành Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 14/02/2023 của Chính phủ.
Thời gian tới, để đưa các sản phẩm đạt chứng nhận Halal của Việt Nam vào các thị trường Halal thế giới cần tập trung vào các định hướng cụ thể như: Tập trung vào công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ngành Halal, văn hóa Hồi giáo cho người dân, doanh nghiệp và sở, ban, ngành địa phương; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ Halal Việt Nam với thị trường toàn cầu; xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp, từng bước hướng tới việc hoàn thiện hành lang pháp lý trong chứng nhận, quản lý, phát triển tiêu chuẩn Halal.
Cùng với đó, lồng ghép nội dung hợp tác Halal trong trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp với hầu hết các đối tác Hồi giáo như UAE, Qatar, Brunei,…; đưa nội dung về hợp tác Halal vào trong các cơ chế hợp tác song phương (UBLCP, TVCT), hiện Bộ Ngoại giao đang thúc đẩy tổ chức kỳ họp các cơ chế này giữa Việt Nam với các đối tác Hồi giáo như UAE, Ảrập Xêút, Iran, Qatar…; thúc đẩy ký kết các văn bản, thỏa thuận, tạo khuôn khổ pháp lý, nền tảng cho hợp tác trong lĩnh vực Halal; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan để xây dựng 4 tiêu chuẩn quốc gia TCVN về lĩnh vực Halal (thực phẩm Halal - yêu cầu chung; thực hành nông nghiệp tốt đối với cơ sở sản xuất Halal; thức ăn chăn nuôi về Halal; thực phẩm Halal - yêu cầu đối với giết mổ động vật).
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), chỉ riêng du lịch của người Islam giáo chiếm 10% nền kinh tế du lịch thế giới với chi tiêu cho du lịch ước tính đạt 200 tỷ USD. Du lịch Halal sẽ tiếp tục là một trong những ngành du lịch phát triển nhanh nhất thế giới và du khách Halal sẽ là một phân khúc chính của thị trường du lịch khi dân số Islam giáo được dự báo đạt 2,2 tỷ người vào năm 2030. |