Thứ tư 13/11/2024 17:18

Cô công nhân may và những sáng kiến để tăng năng suất lao động

Đó là câu chuyện về chị Phùng Thị Hạnh - công nhân Xí nghiệp Sơ mi Hà Nội, Tổng Công ty May 10. Người luôn trăn trở tìm giải pháp nhằm tăng năng suất lao động.

Dáng người nhỏ nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát, dễ gần là ấn tượng của hầu hết mọi người khi tiếp xúc với chị Phùng Thị Hạnh - công nhân Xí nghiệp Sơ mi Hà Nội – người vinh dự được lên phát biểu tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia’’, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức những ngày cuối tháng 5/2024.

Hạnh chia sẻ, “bước chân" vào May 10 (gọi tắt của Tổng Công ty May 10) năm 2010, khi đó vừa tròn 18 tuổi với tâm thế của một người trẻ lại đam mê công việc trong lĩnh vực may mặc nên lúc nào chị cũng vui tươi, phấn khởi, song cũng không tránh khỏi lo lắng và bỡ ngỡ, vì công nhân mới lại chưa từng qua trường lớp đào tạo.

Chị Phùng Thị Hạnh phát biểu tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia’’. Ảnh: VGP

Song với sự giúp đỡ của anh chị, cô chú đi trước, mỗi ngày Hạnh thêm dãn dĩ, có thêm những kinh nghiệm quý từ cách bố trí hàng, sắp xếp hàng sao cho hợp lý và thuận tiện, đến loại bỏ những thao tác thừa trong công việc. Mỗi ngày vừa cố gắng hoàn thành tốt công đoạn công việc của mình, vừa chú ý học thêm những công đoạn khác, đã giúp tay nghề của Hạnh được nâng cao. Qua đó, năng suất lao động cũng được tăng lên.

Từ việc hoàn thành 200-300 sản phẩm những ngày đầu, sau 5 tháng tôi đã may được 700 - 800 sản phẩm/ngày. Kết quả này dù đã có sự tăng trưởng nhưng tôi chưa hài lòng và luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào nâng cao tay nghề hơn nữa? năng suất cao hơn nữa? Để trả lời được câu hỏi của mình, tôi đã học cách kiểm soát thời gian với mục tiêu năng suất giờ sau phải tăng hơn giờ trước ít nhất 5%. Kiên trì nhẫn nại, hơn một năm sau, tôi đã là người dẫn đầu về năng suất tại đơn vị với 1.400 sản phẩm/ngày, đạt 150% so với đồng nghiệp cùng công đoạn’’, Hạnh chia sẻ.

Không bằng lòng trước kết quả đã đạt được, Hạnh tiếp tục học thêm những công đoạn khác để tay nghề được nâng cao hơn, trở thành thợ điều động có thể làm được bất kỳ vị trí nào trong dây chuyền sản xuất.

Sau gần 15 năm gắn bó với nghề, chị Phùng Thị Hạnh không chỉ hoàn thành tốt công việc được giao mà còn đại diện tham gia Hội thi thợ giỏi cấp Tổng Công ty, Hội thi thợ giỏi và Ngày hội lao động sáng tạo cấp ngành do Công đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức.

Hạnh không giấu niềm vui tâm sự: “Mỗi một lần như vậy tôi háo hức chờ đợi, bởi tôi có thể học hỏi được nhiều cách làm hay, thao tác mới từ những người thợ giỏi nhất trên cả nước. Với quá trình học tập và rèn luyện không ngừng nghỉ, đến nay tôi luôn là công nhân đạt năng suất và thu nhập cao hàng đầu của xí nghiệp với mức lương 15.000.000 đồng/tháng. Nhiều năm liền đạt lao động giỏi, đoàn viên Công đoàn xuất sắc, danh hiệu Chiến sĩ thi đua và Công nhân tiêu biểu”.

Đạt được nhiều thành tích, có thêm nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, Hạnh cũng luôn chủ động chia sẻ, hướng dẫn cho bạn bè, đồng nghiệp. Điều vui hơn, mọi người đều rất phấn khởi làm theo hướng dẫn của Hạnh và cải thiện được năng suất. “Tôi rất vui vì đã mang lại tinh thần tích cực cho mọi người cũng như được đóng góp vào thành tích chung của Tổng công ty. Đó chính là cách tôi thể hiện tình yêu, sự tri ân của mình đối với nơi tôi đã làm việc và gắn bó suốt những năm qua, cả những người đi trước đã truyền nghề cho tôi với tất cả sự kính trọng và tri ân sâu sắc”, chị Phùng Thị Hạnh bày tỏ.

Được biết, để đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, những năm qua, Tổng Công ty May 10 đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, qua đó rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhiều thiết bị tự động được sử dụng hiệu quả như hệ thống chuyền treo giúp tăng 30% năng suất, hệ thống máy trải vải tự động, máy cắt tự động, máy lập trình, máy thùa đính tự động… giúp tăng năng suất từ 150 - 200%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, có công sức lớn của những người lao động đã chủ động tìm hiểu, đáp ứng và làm chủ được công nghệ mới, trong đó chắc chắn có cả Hạnh.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: năng suất lao động

Tin cùng chuyên mục

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân