Nhựa Bình Minh: Hành trình cải tiến chất lượng YODY ra mắt sản phẩm áo gió mới với nhiều cải tiến chất lượng |
Vũ khí cạnh tranh
Doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng một cách độc lập để giải quyết những vấn đề về năng suất chất lượng hoặc tích hợp với nhau sẽ mang lại kết quả toàn diện hơn.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển mình như hiện nay, thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng quan trọng hơn bao giờ hết. Các hệ thống quản lý và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng là một trong những “vũ khí” cần thiết để giúp cho doanh nghiệp đạt được điều đó. Doanh nghiệp nào cũng biết là nâng cao được năng suất đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả hoạt động, nhờ đó doanh nghiệp có thể đảm bảo cho sự tồn tại và có cơ sở để phát triển. Còn chất lượng được coi là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu đảm bảo được chất lượng, doanh nghiệp có cơ hội bán được nhiều sản phẩm hơn, uy tín được nâng cao và cũng sẽ giành được thị phần trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.
Tuy nhiên, làm sao để đạt được hiệu quả cao, chất lượng được đảm bảo thì là cả một vấn đề. Mỗi doanh nghiệp có cách nhìn khác nhau, hiểu về hệ thống và công cụ khác nhau từ đó dẫn đến phương pháp áp dụng rất khác nhau, và tất nhiên là kết quả cũng khác nhau.
![]() |
Các công cụ cải tiến năng suất giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và vươn mình. |
Trong thời gian qua, các chuyên gia năng suất đã cung cấp rất nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng. Bao gồm cả các hệ thống theo tiêu chuẩn như ISO 9000, ISO 22000, ISO 14000, ISO 50000… và phi tiêu chuẩn như Lean (giúp doanh nghiệp xác định và loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao hơn), TPM (tập trung vào nâng cao hiệu suất thiết bị, giúp doanh nghiệp quản lý trang thiết bị, máy móc, công nghệ bài bản và đạt hiệu suất sử dụng cao nhất), KPIs (giúp doanh nghiệp biến các mục tiêu chiến lược thành những chỉ số đo lường cụ thể để theo dõi và điều chỉnh kịp thời trong quá trình SXKD), 5S (giúp nâng cao năng suất lao động, ý thức của nhân viên trong quá trình thực hiện công việc, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt đối tác và khách hàng….) và các giải pháp tích hợp các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
Các công cụ chung cho doanh nghiệp
Có một số hệ thống quản lý hoặc công cụ cải tiến năng suất chất lượng có thể áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, ví dụ: bộ tiêu chuẩn ISO 9000, hay các công cụ như Kaizen (triết lý về cải tiến theo phương pháp quản lý của người Nhật), 5S (giúp nâng cao năng suất lao động, ý thức của nhân viên trong quá trình thực hiện công việc, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt đối tác và khách hàng….), Hệ thống quản lý tinh gọn Lean (giúp doanh nghiệp xác định và loại bỏ lãng phí trong quá trình SXKD nhằm đạt hiệu quả cao hơn)…
Ngoài ra còn có những hệ thống quản lý áp dụng cho những ngành công nghiệp đặc thù như TS 16949 (áp dụng trong ngành công nghiệp ô tô), ISO 22000 - HACCP (quản lý an toàn thực phẩm), GAP (hệ thống thực hành nông nghiệp tốt)… áp dụng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc những ngành sản xuất đòi hỏi tiêu chuẩn vệ sinh cao như sản xuất bao bì thực phẩm, chế biến thức ăn, thực phẩm…
Trong thực tế, trước khi bắt tay áp dụng bất kỳ hệ thống quản lý hay công cụ cải tiến năng suất nào, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ bối cảnh của doanh nghiệp mình và hiểu rõ về những lợi ích mà từng hệ thống quản lý hay công cụ cải tiến có thể mang lại cho doanh nghiệp. Nếu không rõ doanh nghiệp mạnh hay yếu ở những khu vực nào, hay doanh nghiệp thực sự khó khăn về vấn đề gì thì việc áp dụng bất kỳ hệ thống quản lý hay công cụ nào cũng sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Việc lựa chọn đúng hệ thống quản lý hay công cụ cải tiến là vấn đề quan trọng đầu tiên mà lãnh đạo doanh nghiệp cần cân nhắc. Và khi quyết tâm cải tiến các vấn đề về năng suất của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp nên có sự đồng hành của chuyên gia để giúp sức cho doanh nghiệp. |