Thứ tư 13/11/2024 07:43

Cô công nhân dân tộc Nùng bất ngờ được các chú bộ đội nâng bước vào đại học

Chu Thuý Hường (sinh năm 2004, người dân tộc Nùng). Cô gái mồ côi bố từ nhỏ dù đỗ đại học phải đi làm công nhân đã bất ngờ được vào học Trường Đại học Y Hà Nội.

Chiều qua (3/10) cô gái dân tộc Nùng - Chu Thuý Hường đã tới ký túc xá Trường Đại học Y Hà Nội để làm thủ tục nhận phòng. Điểm khác biệt so với các bạn cùng trang lứa là em được các cô chú bộ đội Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cùng đến trường trong ngày đầu tiên trở thành tân sinh viên.

Thầy Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội tặng quà cho em Chu Thúy Hường

Được biết, trước khi xuống Hà Nội nhập học Hường đã mất ngủ nhiều ngày. Vì với em, đây không chỉ là giấc mơ mà còn là thử thách.

Chu Thuý Hường là người dân tộc Nùng. Em sinh ra và lớn lên tại huyện biên giới Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Khi mới 6 tháng tuổi em đã mồ côi bố. Lúc đó, mẹ lại đang mang bầu em gái nên gia đình gặp rất nhiều khó khăn để cố gắng cho em đi học.

May mắn năm em học lớp 7 (năm 2016), Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có chương trình nâng bước em tới trường, em đã được các chú bộ đội Đồn biên phòng Tân Thanh, Lạng Sơn hỗ trợ nuôi ăn học.

Thương mẹ, không phụ lòng tốt các cô chú biên phòng, 3 năm học THPT, Hường đều nỗ lực vươn lên. Tuy nhiên, biết hoàn cảnh khó khăn nên ngay từ đầu, em xác định học xong THPT sẽ đi làm. Chính vì thế, sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Hường theo bạn xuống Bắc Ninh làm công nhân. Hai tháng làm công nhân, cộng với lương tăng ca, mỗi tháng em được trả 6 triệu đồng.

Được biết, thời gian em đi làm công nhân vẫn luôn nhận được sự động viên đăng ký xét tuyển đại học của các cô chú bộ đội biên phòng. Với 25,25 điểm tổ hợp B00 (Toán, Hoá, Sinh), Hường đã trúng tuyển vào ngành Điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.

Để có kinh phí trang trải học tập ở ngôi trường mới, Hường đã được các cô chú thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng kết nối các nhà hảo tâm quyên góp tiền đi học. Được biết, để tạo điều kiện cho các em có hoàn cảnh khó khăn, Trường Đại học Y Hà Nội cũng có chính sách hỗ trợ cho sinh viên.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, lãnh đạo Đồn biên phòng Tân Thanh cho biết, theo chương trình nâng bước em tới trường, Hường đã được hỗ trợ với mức 500.000 đồng/tháng trong suốt thời gian học đến khi học xong lớp 12. Tuy nhiên, với kết quả tốt Hường đã đạt được, đơn vị cũng sẽ có món quà hỗ trợ em.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Nùng

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo ứng trực 24/24h trước cơn bão Yinxing

Trao học bổng 'TTC - Nâng bước thành công' lần thứ 39 năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về đề xuất nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2023-2024

TP. Hồ Chí Minh: Phụ huynh bức xúc vì phải thanh toán học phí qua app của bên thứ ba

Hội đồng giáo sư Nhà nước bỏ phiếu công nhận 45 giáo sư, 570 phó giáo sư

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ

Hà Nội phát triển nhân lực chất lượng cao cho sản xuất công nghiệp chủ lực

Dự kiến tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh lên 50% khi xét tốt nghiệp THPT

Nhiều sinh viên ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ

HaUI hợp tác với Hàn Quốc trong tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

Tân Hiệp Phát tiếp tục hành trình “Nâng bước tới trường” cho 200 học sinh vượt khó tại Bình Dương

Gần 500 nhà giáo tranh tài trong Hội giảng giáo dục nghề nghiệp tại Quảng Ninh

3,6 triệu học sinh mầm non được đào tạo về an toàn giao thông

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp khai giảng năm học 2024-2025

Nam sinh vào chung kết Olympia năm 2024 được tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen

Đại học Công Thương phối hợp Đại học Sư phạm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt

Tỉnh Lai Châu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

Gia Lai: Chuyện về buôn làng hiếu học bên dòng sông Ba

Những cách giúp tân sinh viên dấn bước để trưởng thành hơn trong môi trường mới