Hà Giang: Phát triển lưới điện nông thôn góp phần thực thi chính sách dân tộc

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán

Có điện lưới quốc gia, giờ đây 95 hộ dân là đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc Hà Giang: Chính sách dân tộc làm đổi thay đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Đầu tư hạ tầng lưới điện nông thôn, tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc đã và đang được Hà Giang đẩy mạnh.

Đồng bào dân tộc Nùng mạnh dạn đầu tư cho sản xuất nhờ có điện

Để đi đến Ma Lỳ Sán, chúng tôi hầu như mất cả một ngày đi xe ô tô từ trung tâm thành phố Hà Giang lên đến trung tâm huyện Xín Mần (khoảng 150km) rồi tiếp tục hành trình gần 20km nữa để đến thôn Ma Lỳ Sán thuộc xã Trung Thịnh, huyện Xín Mần của tỉnh Hà Giang.

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán
Đường từ Quang Bình đi Xín Mần thường xuyên bị sạt lở sau mỗi đợt mưa to, giao thông khó khăn đã "cản trở" phát triển kinh tế ở Hà Giang. Ảnh: Thu Hường

Đường núi quanh co, ghập ghềnh, sau những đợt mưa lớn trong tháng 8 và đầu tháng 9 vừa qua đã khiến nhiều đoạn trên tuyến đường từ huyện Quang Bình đi Xín Mần bị sạt lở và hư hỏng nặng. Đây cũng là tuyến đường đang được ngành giao thông tỉnh Hà Giang đầu tư nâng cấp, cải tạo.

Có lẽ cơ sở hạ tầng giao thông là một trong những vấn đề khó khăn và “cản trở” lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mất khoảng 1h đồng hồ từ Thị trấn Cốc Pài (trung tâm của huyện Xín Mần), các cán bộ của Điện lực Xín Mần- Công ty Điện lực Hà Giang đã đưa chúng tôi đến thôn Ma Lỳ Sán - nơi có 100% đồng bào dân tộc Nùng sinh sống.

Thôn Ma Lỳ Sán, xã Trung Thịnh là thôn đặc biệt khó khăn của huyện Xín Mần, chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng sinh sống. Nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của ngành điện, đến nay đã có 100% hộ dân ở Ma Lỳ Sán được sử dụng điện lưới quốc gia. Có điện, đời sống của người dân có sự đổi thay rõ rệt. Các thông tin thời sự, văn hóa được cập nhật tốt hơn; trẻ em có ánh sáng học con chữ trong niềm vui mới.

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán
Có điện lưới quốc gia, sức sống ở Ma Lỳ Sán như bừng lên. Ảnh: Thu Hường

Không giấu nổi niềm vui, với nụ cười rạng rỡ, anh Lù Văn Thắng, Trưởng thôn Ma Lỳ Sán cho biết: Mấy năm trước trong thôn chưa có điện lưới quốc gia, bà con gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế trong chiếu sáng cũng như đầu tư mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Anh Thắng chia sẻ, các cháu học phải dùng dèn dầu, từ tháng 8/2022 có điện lưới quốc gia, bà con đã phát triển kinh tế mua máy móc thiết bị điện trong gia đình như: Tủ lạnh, ty vi, máy xay sát, mở rộng phát triển chăn nuôi…

Sau một năm có điện lưới quốc gia, kinh tế các hộ gia đình ở Ma Lỳ Sán đã từng bước khởi sắc và ngày càng phát triển, diện mạo đời sống của đồng bào dân tộc Nùng ở Ma Lỳ Sán thay đổi rõ nét.

Có điện, bà con đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để nuôi nhiều lợn, gà hơn. Nếu trước kia mỗi nhà chỉ nuôi 3-4 con thì nay đã có định hướng phát triển theo trang trại, đàn, nuôi đến 10-15 con trở lên”- anh Lù Văn Thắng cho hay.

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán
Có điện lưới quốc gia, anh Lầu Văn Thắng đã đầu tư thêm máy sát để phục vụ bà con trong thôn. Ảnh: Phạm Tiệp

Hiện cả thôn Ma Lỳ Sán có 95 hộ dân, trong đó hộ nghèo là 65 hộ, hộ cận nghèo 23 hộ, còn lại là hộ trung bình. Theo lời anh Thắng kể, sau khi có điện lưới cán bộ ngành điện đã đến từng nhà lắp các thiết bị điện giúp bà con, đồng thời hướng dẫn người dân cách sử dụng các thiết bị điện an toàn, phòng chống cháy nổ; tuyêntruyền, vận động bà con sử dụng điện đúng mục đích, không lãng phí điện, cũng như tham gia bảo vệ hành lang an toàn lưới điện và các công trình điện.

Khi điện lưới quốc gia về với thôn Ma Lỳ Sán, nhiều gia đình đã mua sắm ti vi và tủ lạnh. “Nhiều hộ dân lần đầu tiên được xem tivi, qua đó đã biết thêm những kiến thức phục vụ trồng trọt, chăn nuôi và sử dụng nồi cơm điện thay cho củi đun như trước đây. Bên cạnh đó, việc học hành của trẻ em vì thế mà thuận tiện hơn nhờ có ánh điện thay thế cho ánh đèn dầu. Giờ đây, khi màn đêm buông xuống, cả thôn đã bừng sáng, cuộc sống trong thôn đổi thay. Tết Quý Tỵ năm 2023 là năm đầu tiên 95 hộ dân ở Ma Lỳ Sán được đón Tết trong một niềm vui trọn vẹn dưới ánh sáng điện” – anh Lù Văn Thắng vui mừng bày tỏ.

Có điện lưới quốc gia, người dân trong thôn Ma Lỳ Sán đã có thêm nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống, cũng như có thể tiếp cận thông tin về các mô hình phát triển kinh tế hay, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Cũng theo anh Thắng, khi chưa có điện lưới quốc gia, máy xay xát gạo, ngô phải chạy bằng dầu, chi phí rất tốn kém anh chỉ mua một cái để phục vụ bà con trong thôn. "Kể từ ngày Điện lực Xín Mần đưa điện về thôn, chi phí tiền điện phục vụ cho máy móc đã giảm đi hơn một nửa so với chạy dầu, tôi đã đầu tư thêm máy sát và cũng có thêm vài hộ gia đình trong thôn mua sắm máy sát và máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như chăn nuôi” – anh Thắng cho biết thêm.

Ông Phạm Ngọc Hùng – Giám đốc Điện lực Xín Mần cho biết: “Khi chúng tôi đi khảo sát để xây dựng dự án, đồng bào dân tộc tại thôn nghe tin ngành điện sẽ đầu tư lưới điện quốc gia về bản thì tất cả người dân trong thôn đều vui mừng và phấn khởi. Bởi vậy, khi những người thợ điện tiến hành dựng cột, kéo dây điện, mọi người đều tích cực tham gia giúp sức, hỗ trợ. Nay việc cấp điện cho thôn đã hoàn thành, cuộc sống của người dân cũng theo đó mà khấm khá lên”.

Đến năm 2025 - Xín Mần xóa “vùng lõm” về điện

Hiện Xín Mần đang quản lý trên 230 km đường dây 35kV, 110 trạm biến áp 35/0,4kV cùng trên 300km đường dây 0,4kV. Là đơn vị quản lý trên địa hình miền núi bị chia cắt mạnh, trong quá trình quản lý vận hành lưới điện, đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian qua Điện lực Xín Mần đã nỗ lực áp dụng một số giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến như lắp đặt các hệ thống bảo vệ máy cắt Recloser, LBS để tự động hóa lưới điện, cung cấp điện ổn định an toàn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, quốc phòng tại địa phương.

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán
Ông Phạm Ngọc Hùng cho biết, hiện 9 thôn, bản của Xín Mần chưa có điện lưới đã và đang được ngành điện và chính quyền địa phương xây dựng phương án đầu tư dần đến năm 2025. Ảnh: Phạm Tiệp

Ông Phạm Ngọc Hùng – Giám đốc Điện lực Xín Mần cho hay: Trên địa bàn huyện Xín Mần 100% các xã đã có điện, tỷ lệ hộ dân có điện đạt khoảng 94%, tỷ lệ thôn bản có điện đạt khoảng 91%.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo cấp điện cho địa phương, ông Phạm Ngọc Hùng chia sẻ: “Điện lực Xín Mần đã thực hiện tốt vai trò tham mưu đề xuất, xây dựng kế hoạch với các cơ quan chức năng để đưa điện về các thôn, bản chưa có điện.

Cụ thể như thôn Ma Lỳ Sán, qua nhiều ý kiến tiếp xúc cử tri cũng như các đề xuất của địa phương, Điện lực Xín Mần đã có đề xuất, kiến nghị với Công ty Điện lực Hà Giang để xây dựng dự án đưa điện lưới quốc gia về Ma Lỳ Sán.

Công trình được xây dựng năm 2022, sau một thời gian thi công rất nhanh, chỉ trong mấy tháng đã hoàn thành cấp điện cho nhân dân. Đồng bào dân tộc Nùng nơi đây rất phấn khởi khi có hệ thống lưới điện quốc gia, điều này đã giúp bà con đảm bảo đời sống, sinh hoạt và sản xuất”- ông Hùng cho hay.

Bài 1: Nụ cười Ma Lỳ Sán
Bên ấm trà, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa cán bộ ngành điện và người dân được khắc sâu hơn. Người dân càng hiểu hơn tầm quan trọng của công tác bảo vệ an toàn các công trình điện và sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: Thu Hường

Xác định nhiệm vụ chính của điện lực ngoài việc đảm bảo cung cấp điện, Điện lực Xín Mần cũng thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra phát hiện kịp thời các khiếm khuyết để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định và liên tục, hạn chế tối đa các sự cố. Đơn vị đã triển khai các giải pháp thay sứ cách điện, vệ sinh sứ cách điện, tăng cường tiếp đất, phát dọn hành lang, đồng thời cũng tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân, từ đó giúp sử dụng điện an toàn, đảm bảo hành lang an toàn lưới điện.

Ngoài ra, đơn vị đã tham mưu với Công ty Điện lực Hà Giang và UBND huyện Xín Mần tiếp tục xây dựng tiếp các công trình tại các thôn chưa có điện, “vùng lõm” về điện.

Theo kế hoạch đến 2025, những đề xuất tham mưu của Điện lực Xín Mần, UBND huyện Xín Mần và Công ty Điện lực Hà Giang cũng đã có kế hoạch để đầu tư, xây dựng dần các công trình điện tại 9 /87 thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia”- ông Hùng khẳng định.

Bài 2: Đẩy nhanh các dự án đầu tư lưới điện, tạo xung lực cho phát triển kinh tế

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Phương án phân luồng giao thông dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh: Phương án phân luồng giao thông dịp lễ 30/4

Cục Cảnh sát giao thông công bố 6 phương án phân luồng giao thông, phục vụ dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam nhằm tránh ùn tắc tại TP. Hồ Chí Minh.
Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Với gần 100 sản phẩm OCOP được công nhận, Đắk Nông triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương.
Hà Nội vận hành bộ máy mới của cơ quan thuế

Hà Nội vận hành bộ máy mới của cơ quan thuế

Ngày 16/4, UBND TP. Hà Nội ban hành Công văn số 1481/UBND-KT về việc phối hợp triển khai vận hành tổ chức bộ máy mới của cơ quan thuế các cấp.
Tỉnh Thái Bình làm việc với PV GAS về phương án cấp khí LNG

Tỉnh Thái Bình làm việc với PV GAS về phương án cấp khí LNG

Chiều 16/4, đoàn công tác của Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần (PV GAS) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về phương án cung cấp khí LNG.
Hà Nội nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải công cộng

Hà Nội nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải công cộng

UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Đề án đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt, nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và sản lượng vận tải công cộng.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Tìm giải pháp phát triển du lịch bền vững

Quảng Ngãi: Tìm giải pháp phát triển du lịch bền vững

Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển du lịch; du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 2025.
Quảng Ninh: Xử phạt tàu du lịch Black Pearl QN-6699 vì tổ chức chơi pickleball trên boong

Quảng Ninh: Xử phạt tàu du lịch Black Pearl QN-6699 vì tổ chức chơi pickleball trên boong

Tại Quảng Ninh, tàu du lịch Black Pearl QN-6699 đã tổ chức chơi pickleball trên boong tàu gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người tập luyện thi đấu.
Đắk Nông tăng tốc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ

Đắk Nông tăng tốc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ

Trong những năm gần đây, tỉnh Đắk Nông đã đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và thúc đẩy tăng trưởng.
Bà Rịa - Vũng Tàu lấy ý kiến cử tri về sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã

Bà Rịa - Vũng Tàu lấy ý kiến cử tri về sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri từ ngày 17-19/4 về việc hợp nhất tỉnh và đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Trước dự kiến về sáp nhập tỉnh, Long An được biết đến là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư FDI, còn Tây Ninh có thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Quảng Ninh: Đề xuất giữ tên địa danh cũ sau sáp nhập

Quảng Ninh: Đề xuất giữ tên địa danh cũ sau sáp nhập

Nhằm lưu giữ địa danh, tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất sau sáp nhập hầu hết các xã, phường, đặc khu được đặt tên của các huyện, thị, thành phố hiện nay.
Thái Nguyên phê duyệt dự án khu công nghiệp hơn 2.400 tỷ

Thái Nguyên phê duyệt dự án khu công nghiệp hơn 2.400 tỷ

UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt dự án Khu công nghiệp Thượng Đình hơn 2.486 tỷ đồng, triển khai tại huyện Phú Bình.
Liên hoan du lịch Đồ Sơn sẽ diễn ra từ ngày 27/4

Liên hoan du lịch Đồ Sơn sẽ diễn ra từ ngày 27/4

Tại Hải Phòng, Liên hoan du lịch “Đồ Sơn - Điểm đến 4 mùa” tổ chức từ ngày 27/4 - 4/5 với nhiều hoạt động hấp dẫn, phấn đấu đạt 5 triệu lượt khách năm 2025.
Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Cà Ná (Ninh Thuận) mục tiêu hình thành một nhà máy điện công suất 1.500 MW, kho cảng LNG công suất từ 1 đến 1,2 triệu tấn LNG/năm.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4

Cập nhật lịch cúp điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Sóc Trăng - Bạc Liêu: Đẩy nhanh sáp nhập xã, hợp nhất báo đài

Sóc Trăng - Bạc Liêu: Đẩy nhanh sáp nhập xã, hợp nhất báo đài

Tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đang triển khai các đề án hợp nhất cơ quan báo chí và xây dựng phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã nhằm tinh gọn bộ máy.
Người Đắk Nông chọn hàng Việt: Ưu tiên vì chất lượng, tin dùng vì tự hào

Người Đắk Nông chọn hàng Việt: Ưu tiên vì chất lượng, tin dùng vì tự hào

Tỉnh Đắk Nông đang tích cực triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần nâng cao nhận thức tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất.
Hà Nội phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước bứt phá tăng trưởng

Hà Nội phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước bứt phá tăng trưởng

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước trong dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng hai con số, phát triển bền vững.
Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Chiều 15/4, Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND tỉnh Hà Giang về việc xây dựng phương án hợp nhất HĐND cấp tỉnh.
Quảng Ninh: Dẫn đầu toàn quốc về chỉ số PAPI năm 2024

Quảng Ninh: Dẫn đầu toàn quốc về chỉ số PAPI năm 2024

Năm 2024 là năm thứ 3 tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số PAPI, đây là kênh thông tin quan trọng phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân ở cơ sở.
Điện Biên: Sẵn sàng cho Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải

Điện Biên: Sẵn sàng cho Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải

Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải sắp diễn ra tại Điện Biên. Đây là điểm nhấn kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Hải Phòng: Biến lợi thế thành dư địa phát triển thành phố

Hải Phòng: Biến lợi thế thành dư địa phát triển thành phố

TP. Hải Phòng biến lợi thế của hai địa phương thành dư địa, động lực phát triển trong tương lai; duy trì chính sách ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Du lịch y tế - hướng đi mới của Đà Nẵng

Du lịch y tế - hướng đi mới của Đà Nẵng

TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển du lịch y tế tạo dư địa tăng trưởng du lịch, đóng góp tích cực vào mục tiêu kinh tế tăng trưởng 2 con số thời gian tới.
PC Thanh Hóa chủ động triển khai các giải pháp, đảm bảo cung ứng điện cho du lịch Sầm Sơn 2025

PC Thanh Hóa chủ động triển khai các giải pháp, đảm bảo cung ứng điện cho du lịch Sầm Sơn 2025

PC Thanh Hóa đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp tổng thể nhằm đảm bảo hệ thống điện được vận hành an toàn, ổn định và liên tục trong mùa du lịch 2025.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí sôi động dịp lễ 30/4 - 1/5

Sát ngày lễ 30/4 - 1/5, thị trường đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh nhộn nhịp, các mặt hàng cờ tổ quốc, băng rôn, áo cờ đỏ, sao vàng, đèn LED… hút khách.
Mobile VerionPhiên bản di động